Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập: Cơ hội phát triển hợp tác đầu tư, thương mại
20:57, ngày 07-09-2017
Ngày 07-9-2017, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng diễn đàn là cơ hội thuận lợi để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Theo Phó Thủ tướng, Ai Cập là bạn bè truyền thống và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Phi, cùng chia sẻ và đồng cảm trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Hiện nay, Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam ở châu Phi với kim ngạch thương mại hai chiều bình quân hàng năm đạt 320 triệu USD. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước cũng đang phát triển tích cực như đầu tư, dầu khí, du lịch, văn hóa, giáo dục và đào tạo... Đây chính là nền tảng quan trọng cho giao thương, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới.
Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, giữ vững môi trường chính trị, xã hội và kinh tế ổn định; tăng trưởng GDP bình quân trên 6,6%/năm. Và từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Việt Nam có nền kinh tế năng động, độ mở cao với hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thiết lập quan hệ thương mại. Kim ngạch thương mại trên 330 tỷ USD, gấp gần 1,6 lần GDP của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn và đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen, hạt điều; thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê.
Theo Phó Thủ tướng, Ai Cập là bạn bè truyền thống và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Phi, cùng chia sẻ và đồng cảm trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Hiện nay, Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam ở châu Phi với kim ngạch thương mại hai chiều bình quân hàng năm đạt 320 triệu USD. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước cũng đang phát triển tích cực như đầu tư, dầu khí, du lịch, văn hóa, giáo dục và đào tạo... Đây chính là nền tảng quan trọng cho giao thương, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới.
Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, giữ vững môi trường chính trị, xã hội và kinh tế ổn định; tăng trưởng GDP bình quân trên 6,6%/năm. Và từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Việt Nam có nền kinh tế năng động, độ mở cao với hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thiết lập quan hệ thương mại. Kim ngạch thương mại trên 330 tỷ USD, gấp gần 1,6 lần GDP của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn và đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen, hạt điều; thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê.
Gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam với khoảng 24.000 dự án, hơn 300 tỷ USD vốn đăng ký. Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế lớn, đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khác với tiêu chuẩn cao... Các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã nằm trong top 1.000 thương hiệu kinh doanh hiệu quả hàng đầu châu Á.
"Đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội tiếp cận thị trường trên 93 triệu dân với 60% dân số dưới 35 tuổi có thu nhập đang tăng theo thời gian. Theo đó, Việt Nam có lợi thế về cung cấp lực lượng lao động trẻ, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ có cơ hội từ Việt Nam tiếp cận thị trường hơn 600 triệu dân của ASEAN với GDP đạt 2.500 tỷ USD. Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn, với những nỗ lực, đổi mới, cải cách mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh" - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tin tưởng rằng những doanh nghiệp Việt Nam dự diễn đàn này rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp Ai Cập. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong những lĩnh vực hai nước có lợi thế bổ sung lẫn nhau như chế tạo, chế biến nông sản, may mặc, da giày, dầu khí, đào tạo... Việt Nam mong muốn Ai Cập là cầu nối tin cậy cho Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ở khu vực châu Phi. Chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp của Ai Cập. Việt Nam khuyến khích sự hợp tác không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp với chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chính doanh nghiệp hai nước sẽ là lực lượng tiên phong, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và chia sẻ với các doanh nghiệp của cả hai nước. Phó Thủ tướng đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát huy vai trò đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chủ động sáng tạo xây dựng cơ chế mới, các kế hoạch hợp tác đột phá với liên đoàn các Phòng Thương mại Ai Cập nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hai nước kinh doanh, đầu tư và kết nối.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu ấn tượng, là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Tổng thống Ai Cập đánh giá cao mô hình phát triển của Việt Nam và coi đây là câu chuyện thành công đầy lôi cuốn với vai trò của kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trong quá trình chuyển đổi kinh tế có tính kỷ luật. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đối đầu với nhiều thánh thức kinh tế, đòi hỏi phải có chính sách ứng phó, tái cơ cấu kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực công-tư để vượt qua khó khăn.
Tổng thống Ai Cập mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đầu tư thương mại, chào đón doanh nghiệp Việt Nam tại các khu công nghiệp, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến đóng tàu, phân bón, dệt may,... Tổng thống Ai Cập bày tỏ sự trân trọng và niềm hy vọng vào thành công của diễn đàn sẽ mở ra những lĩnh vực hợp tác mới, đồng thời mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Tại diễn đàn, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng đại diện doanh nghiệp hai nước đã trao đổi, chia sẻ về những cơ hội, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước ở nhiều lĩnh vực có lợi thế như: Nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản đông lạnh; xuất khẩu sản phẩm nông sản, dược phẩm, thời trang, xăng dầu; các dịch vụ du lịch; giáo dục, đào tạo và các dự án khởi nghiệp cùng kinh nghiệm triển khai các dự án.../.
"Đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội tiếp cận thị trường trên 93 triệu dân với 60% dân số dưới 35 tuổi có thu nhập đang tăng theo thời gian. Theo đó, Việt Nam có lợi thế về cung cấp lực lượng lao động trẻ, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ có cơ hội từ Việt Nam tiếp cận thị trường hơn 600 triệu dân của ASEAN với GDP đạt 2.500 tỷ USD. Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn, với những nỗ lực, đổi mới, cải cách mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh" - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tin tưởng rằng những doanh nghiệp Việt Nam dự diễn đàn này rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp Ai Cập. Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong những lĩnh vực hai nước có lợi thế bổ sung lẫn nhau như chế tạo, chế biến nông sản, may mặc, da giày, dầu khí, đào tạo... Việt Nam mong muốn Ai Cập là cầu nối tin cậy cho Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ở khu vực châu Phi. Chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp của Ai Cập. Việt Nam khuyến khích sự hợp tác không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp với chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chính doanh nghiệp hai nước sẽ là lực lượng tiên phong, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và chia sẻ với các doanh nghiệp của cả hai nước. Phó Thủ tướng đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát huy vai trò đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chủ động sáng tạo xây dựng cơ chế mới, các kế hoạch hợp tác đột phá với liên đoàn các Phòng Thương mại Ai Cập nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hai nước kinh doanh, đầu tư và kết nối.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu ấn tượng, là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Tổng thống Ai Cập đánh giá cao mô hình phát triển của Việt Nam và coi đây là câu chuyện thành công đầy lôi cuốn với vai trò của kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trong quá trình chuyển đổi kinh tế có tính kỷ luật. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đối đầu với nhiều thánh thức kinh tế, đòi hỏi phải có chính sách ứng phó, tái cơ cấu kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực công-tư để vượt qua khó khăn.
Tổng thống Ai Cập mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đầu tư thương mại, chào đón doanh nghiệp Việt Nam tại các khu công nghiệp, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến đóng tàu, phân bón, dệt may,... Tổng thống Ai Cập bày tỏ sự trân trọng và niềm hy vọng vào thành công của diễn đàn sẽ mở ra những lĩnh vực hợp tác mới, đồng thời mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Tại diễn đàn, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng đại diện doanh nghiệp hai nước đã trao đổi, chia sẻ về những cơ hội, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước ở nhiều lĩnh vực có lợi thế như: Nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản đông lạnh; xuất khẩu sản phẩm nông sản, dược phẩm, thời trang, xăng dầu; các dịch vụ du lịch; giáo dục, đào tạo và các dự án khởi nghiệp cùng kinh nghiệm triển khai các dự án.../.
Để mở rộng thị trường cho nông sản Việt  (07/09/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Ai Cập  (07/09/2017)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống cùng hợp tác, cùng có lợi với Ai Cập  (07/09/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên