Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Thái Lan
21:50, ngày 18-08-2017
TCCSĐT - Tiếp tục các hoạt động trong xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, ngày 18-8, tại thủ đô Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan; gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp lớn Thái Lan-Việt Nam; gặp gỡ cộng đồng kiều bào tại Bangkok.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan là sự kiện kết nối hợp tác đầu tư đặc biệt do Hiệp hội doanh nhân Thái-Việt, Ngân hàng Kashikorn của Thái Lan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.
Cùng tham dự có Đại tướng, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong, một số thành viên chính phủ hai nước, Mặc dù dự kiến chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp tham dự nhưng đến giờ khai mạc, con số này lên tới hơn 500 doanh nghiệp hai nước.
Bày tỏ vui mừng gặp gỡ đông đảo các nhà đầu tư tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điều này thể hiện sức thu hút, sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan đối với Việt Nam trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược của hai nước.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, qua 4 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, đến nay, riêng về phương diện kinh tế, hai bên có tiến bộ đáng mừng. Kim ngạch thương mại song phương đạt trên 12,5 tỷ USD.
Tính đến nay, Thái Lan có 470 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 8 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan có mặt tại Việt Nam. Về du lịch, lượng khách Việt Nam đến Thái Lan đạt khoảng 830.000 lượt và khách du lịch Thái đến Việt Nam đạt gần 270.000 lượt.
Giới thiệu về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam là đất nước có nền kinh tế vĩ mô ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức 6% trong 30 năm qua. Việt Nam có khoảng 23.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 325 tỷ USD. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét. Việt Nam có dân số vàng, với 60% dân số ở độ tuổi dưới 35 tuổi.
Việt Nam cũng đang chủ động hội nhập quốc tế và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA khác đưa thị trường Việt Nam nằm trong mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia, trong đó có Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và nhiều quốc gia Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Chia sẻ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan về các cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực như vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Thủ tướng khẳng định: "Các bạn có thể trở thành cổ đông chiến lược trong các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước”.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đổi mới thể chế, khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tỷ lệ góp vốn linh hoạt, cơ chế thông thoáng.
Việt Nam tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với khu vực và toàn cầu, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đầy tiềm năng sáng tạo của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Chính phủ Việt Nam với tinh thần liêm chính, kiến tạo, hành động, sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn kinh doanh, trên tinh thần hai bên cùng thắng. Chính phủ Việt Nam coi thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi. Chính sách của Việt Nam ổn định, không hồi tố, hướng tới nhóm đầu ASEAN và nhiều tiêu chuẩn hướng tới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Chính phủ tiếp tục phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới".
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc đưa hai nước sớm đạt mục tiêu kim ngạch hai chiều 20 tỷ USD vào năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Prayut Chan-ocha, hai bên đã thảo luận việc định kỳ hằng năm hoặc 2 năm, hai nước tổ chức họp nội các chung, trong đó giải quyết các vấn đề tồn tại, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là kết nối hạ tầng hàng không, đường bộ, đường biển tốt hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam cùng nhau hợp tác, cùng hành động để sớm thành công trong điều kiện mới.
Tại Diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi các văn bản, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như điện năng, nông nghiệp công nghệ cao, phân phối hàng hóa, mua bán nông sản, xây dựng…
Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp lớn Thái Lan - Việt Nam
Trưa 18-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số thành viên Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tham dự buổi gặp mặt giữa những tập đoàn, nhà đầu tư lớn của hai nước Việt Nam - Thái Lan do Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam và Quỹ Vinacapital tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp trong số các tập đoàn lớn của Thái Lan có mặt tại buổi gặp gỡ như Amata, Central Group, Ngân hàng Kasikornbank, CP Group, Thai Beverage, Siam Cement... là những cổ đông lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; có những hoạt động đầu tư bao trùm trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Buổi gặp gỡ là cơ hội để những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hàng đầu hai nước tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, thể chế tăng cường hợp tác kinh doanh, qua đó thúc đẩy sự kết nối hợp tác, giao lưu giữa doanh nghiệp và giới doanh nhân hai nước.
Hoan nghênh sự hợp tác giữa các tập đoàn lớn, tên tuổi của Việt Nam và Thái Lan, Thủ tướng cho rằng, sự kiện này góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Giới thiệu về những lợi thế của Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn mang tầm chiến lược đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô trên 220 tỷ USD, tiếp tục giữ nhịp phát triển ổn định theo hướng tăng dần. Là nền kinh tế mở, quy mô thương mại gấp 1,6 lần GDP, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu các chỉ số cơ bản về môi trường kinh doanh Việt Nam tương đương các nước ASEAN - 4 vào năm 2020, hướng đến các chuẩn mực của các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Việt Nam còn là quốc gia có lượng dân số trẻ tiệm cận mức 100 triệu người vào năm 2020 với cơ cấu dân số vàng (60% trong độ tuổi lao động, chi phí cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao).
Thủ tướng nhấn mạnh và kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Thái Lan tham gia mạnh mẽ hơn nữa và tận dụng tốt cơ hội Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa, thoái vốn đối với doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực như vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, xây dựng...
Tại buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp Thái Lan đều đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những đổi mới mạnh mẽ về thể chế, chính sách, nhất là việc thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho khối kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp Thái Lan cũng đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của Thái Lan và khối ASEAN trong hoạt động đầu tư và tham gia vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan đều khẳng định sẽ không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, sản xuất, chế biến hàng nông sản, năng lượng, du lịch, giao thông vận tải…
Các doanh nghiệp Thái Lan cho biết đang tìm hiểu, kết nối những điểm du lịch có tiềm năng của Việt Nam, mong muốn kết hợp với các hãng hàng không Việt Nam để thúc đẩy lượng khách du lịch hai nước.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp của Thái Lan trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính ngân hàng và bán lẻ.
Tiếp ông Kornrasit Pakchotanon, Chủ tịch Công ty Điện lực Thái Lan (EGAT), Thủ tướng đề nghị Tập đoàn này khẩn trương tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tổ hợp nhiệt điện ở Quảng Trị, đang kéo dài nhiều năm. Thủ tướng cũng lưu ý Việt Nam rất coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường và sẽ đóng cửa các dự án nếu sử dụng công nghệ lạc hậu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cùng với phía cơ quan chức năng Thái Lan xử lý các vướng mắc để dự án sớm đi vào hoạt động, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Chủ tịch EGAT mong Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để phía Thái Lan thúc đẩy dự án, đồng thời cam kết bảo đảm vấn đề môi trường trong quá trình thực thi dự án.
Tiếp ông Tos Chirathivat, Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Central, Thủ tướng đánh giá cao Central là một trong những tập đoàn lớn nhất về bán lẻ ở khu vực và bước đầu kinh doanh thành công ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam tin tưởng tập đoàn sẽ thành công ở Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết đầu tư, chấp hành pháp luật.
Thủ tướng hoan nghênh ý định hợp tác của Tập đoàn với các đối tác Việt Nam để cùng phát triển. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tăng cường đưa nhiều hàng nông sản Việt Nam vào hệ thống siêu thị tại Thái Lan. Ông Tos Chirathivat cho biết, Central đang có chính sách phát triển sang Âu và Việt Nam và coi Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình.
Central mong muốn cùng đối tác Việt Nam kinh doanh thành công trong nhiều lĩnh vực như khách sạn, du lịch và bán lẻ. Central sẵn sàng nhập trái cây của Việt Nam để bán ở các siêu thị ở Thái Lan, sẵn sàng hợp tác để phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Tiếp ông Banthoon Lamsam, Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành Ngân hàng KASIKORN (KBank), nhấn mạnh Việt Nam đang thực hiện quyết liệt tái cơ cấu các trụ cột kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng, Thủ tướng cho rằng, việc hợp tác với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, thị trường, công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành là hết sức quan trọng.
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đề nghị KBank tiếp tục phối hợp chặt chẽ và trao đổi thường xuyên với Ngân hàng nhà nước, các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam để chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý nợ xấu cũng như có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tại buổi tiếp, Kbank mong muốn được vận dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để xây dựng, áp dụng mô hình hỗ trợ tài chính, ngân hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu của Chính phủ là thành lập 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Tiếp Công ty Siam City Cement Public Company Limited (SCCC), Thủ tướng đề nghị SCCC tiếp tục đầu tư các dự án công nghiệp, vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ hiện đại, mô hình sản xuất tiên tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, giá thành cạnh tranh, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm về dài hạn.
Ngoài ra, SCCC cần quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các đối tác Việt Nam cũng như góp ý kiến về xây dựng về xây dựng thị trường minh bạch, lành mạnh, theo mô hình hiện đại trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc gặp gỡ cộng đồng kiều bào tại Bangkok
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới thăm hỏi, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng kiều bào đang sinh sống, lao động, học tập tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Đại biện Phó Hoàng Hân đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn kết quả công tác đối ngoại, thực thi nhiệm vụ của Đại sứ quán trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan, trong đó có các hoạt động phục vụ các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao, công tác kiều bào…
Đặc biệt, năm 2016, Đại sứ quán đã tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động kết nối và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán luôn duy trì tốt quan hệ phối hợp, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ ngoại giao, đối ngoại nhân dân mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Những năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan luôn duy trì đoàn kết, gắn bó với quê hương, đất nước, tích cực, chủ động đóng góp ủng hộ các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của nhân dân trong nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ chuyến thăm chính thức Thái Lan lần này nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan.
Thông báo với cán bộ nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan về kết quả tốt đẹp của các cuộc hội đàm, tiếp xúc cấp cao với lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội Thái Lan, Thủ tướng cho biết hai bên hài lòng về những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong hơn 40 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (06-8-1976); đặc biệt kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.
Hai bên thống nhất nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2020; khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, công nghiệp phụ trợ, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, nông thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị phía Thái Lan tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Thái Lan hội nhập, phát triển và đề nghị phía Thái Lan sớm cấp giấy thông hành cho các Việt kiều cao tuổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả công tác của Đại sứ quán Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đánh giá cao vai trò cầu nối của Đại sứ quán giữa các bộ, ngành hai nước nói chung và giữa các địa phương hai nước.
Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt ở Thái Lan nói riêng.
Vui mừng trước sự phát triển của cộng đồng, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan và các hội đoàn người Việt tại các địa phương của Thái Lan luôn đoàn kết giúp đỡ nhau vượt khó khăn để ổn định cuộc sống và hoà nhập xã hội sở tại, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục tăng cường đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và quan hệ thân thiết với nhân dân địa phương, tôn trọng luật pháp sở tại, đồng thời giữ gìn tiếng Việt, bản sắc dân tộc, hướng về quê hương, đất nước; đồng thời căn dặn Đại sứ quán thường xuyên quan tâm, giúp đỡ bà con tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề cư trú, làm ăn, kinh doanh, xây dựng cộng đồng ngày càng ổn định và hòa nhập vào xã hội sở tại.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam Prachuap Chaiyasan. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh những hoạt động thiết thực của Hội Hữu nghị Thái - Việt thời gian qua, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước.
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đối ngoại nhân dân nói chung, nhất là quan hệ Việt Nam - Thái Lan; đồng thời mong muốn Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tiếp tục đổi mới hoạt động, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa hai nước. Bên cạnh đó, hội cũng cần đẩy mạnh việc xúc tiến hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.
Bày tỏ vui mừng được gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Bangkok, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam cho biết hội luôn nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động để làm tốt hơn vai trò cầu nối hữu hiệu cho quan hệ hữu nghị hai nước nói chung, nhân dân hai nước nói riêng.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái - Việt cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Việt kiều đang sinh sống, học tập tại Thái Lan; cho rằng đây là nguồn lực quan trọng để duy trì và đẩy mạnh hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam cũng nhất trí và khẳng định sẽ nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác du lịch và sự phối hợp giữa các địa phương hai nước, trên cơ sở phát huy lợi thế của các tuyến đường giao thông sẵn có.
Chiều cùng ngày, trước khi rời thủ đô Bangkok, lên đường thăm tỉnh Nakhon Phanom, Thủ tướng Chính phủ, Phu nhân và Đoàn Đại biểu cấp cao đã dự lễ khai mạc Tuần lễ Hàng Việt Nam tại Trung tâm Thương mại Central Plaza Ladprao.
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Central Group./.
Cùng tham dự có Đại tướng, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong, một số thành viên chính phủ hai nước, Mặc dù dự kiến chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp tham dự nhưng đến giờ khai mạc, con số này lên tới hơn 500 doanh nghiệp hai nước.
Bày tỏ vui mừng gặp gỡ đông đảo các nhà đầu tư tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điều này thể hiện sức thu hút, sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan đối với Việt Nam trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược của hai nước.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, qua 4 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, đến nay, riêng về phương diện kinh tế, hai bên có tiến bộ đáng mừng. Kim ngạch thương mại song phương đạt trên 12,5 tỷ USD.
Tính đến nay, Thái Lan có 470 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 8 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan có mặt tại Việt Nam. Về du lịch, lượng khách Việt Nam đến Thái Lan đạt khoảng 830.000 lượt và khách du lịch Thái đến Việt Nam đạt gần 270.000 lượt.
Giới thiệu về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam là đất nước có nền kinh tế vĩ mô ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức 6% trong 30 năm qua. Việt Nam có khoảng 23.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 325 tỷ USD. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét. Việt Nam có dân số vàng, với 60% dân số ở độ tuổi dưới 35 tuổi.
Việt Nam cũng đang chủ động hội nhập quốc tế và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA khác đưa thị trường Việt Nam nằm trong mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia, trong đó có Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và nhiều quốc gia Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Chia sẻ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan về các cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực như vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Thủ tướng khẳng định: "Các bạn có thể trở thành cổ đông chiến lược trong các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước”.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đổi mới thể chế, khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong phát triển kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tỷ lệ góp vốn linh hoạt, cơ chế thông thoáng.
Việt Nam tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với khu vực và toàn cầu, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đầy tiềm năng sáng tạo của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Chính phủ Việt Nam với tinh thần liêm chính, kiến tạo, hành động, sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn kinh doanh, trên tinh thần hai bên cùng thắng. Chính phủ Việt Nam coi thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi. Chính sách của Việt Nam ổn định, không hồi tố, hướng tới nhóm đầu ASEAN và nhiều tiêu chuẩn hướng tới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Chính phủ tiếp tục phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới".
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc đưa hai nước sớm đạt mục tiêu kim ngạch hai chiều 20 tỷ USD vào năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Prayut Chan-ocha, hai bên đã thảo luận việc định kỳ hằng năm hoặc 2 năm, hai nước tổ chức họp nội các chung, trong đó giải quyết các vấn đề tồn tại, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là kết nối hạ tầng hàng không, đường bộ, đường biển tốt hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam cùng nhau hợp tác, cùng hành động để sớm thành công trong điều kiện mới.
Tại Diễn đàn, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi các văn bản, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như điện năng, nông nghiệp công nghệ cao, phân phối hàng hóa, mua bán nông sản, xây dựng…
Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp lớn Thái Lan - Việt Nam
Trưa 18-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số thành viên Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tham dự buổi gặp mặt giữa những tập đoàn, nhà đầu tư lớn của hai nước Việt Nam - Thái Lan do Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam và Quỹ Vinacapital tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp trong số các tập đoàn lớn của Thái Lan có mặt tại buổi gặp gỡ như Amata, Central Group, Ngân hàng Kasikornbank, CP Group, Thai Beverage, Siam Cement... là những cổ đông lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; có những hoạt động đầu tư bao trùm trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Buổi gặp gỡ là cơ hội để những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hàng đầu hai nước tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, thể chế tăng cường hợp tác kinh doanh, qua đó thúc đẩy sự kết nối hợp tác, giao lưu giữa doanh nghiệp và giới doanh nhân hai nước.
Hoan nghênh sự hợp tác giữa các tập đoàn lớn, tên tuổi của Việt Nam và Thái Lan, Thủ tướng cho rằng, sự kiện này góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Giới thiệu về những lợi thế của Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn mang tầm chiến lược đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô trên 220 tỷ USD, tiếp tục giữ nhịp phát triển ổn định theo hướng tăng dần. Là nền kinh tế mở, quy mô thương mại gấp 1,6 lần GDP, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu các chỉ số cơ bản về môi trường kinh doanh Việt Nam tương đương các nước ASEAN - 4 vào năm 2020, hướng đến các chuẩn mực của các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Việt Nam còn là quốc gia có lượng dân số trẻ tiệm cận mức 100 triệu người vào năm 2020 với cơ cấu dân số vàng (60% trong độ tuổi lao động, chi phí cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao).
Thủ tướng nhấn mạnh và kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Thái Lan tham gia mạnh mẽ hơn nữa và tận dụng tốt cơ hội Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa, thoái vốn đối với doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực như vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, xây dựng...
Tại buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp Thái Lan đều đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những đổi mới mạnh mẽ về thể chế, chính sách, nhất là việc thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho khối kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp Thái Lan cũng đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của Thái Lan và khối ASEAN trong hoạt động đầu tư và tham gia vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan đều khẳng định sẽ không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, sản xuất, chế biến hàng nông sản, năng lượng, du lịch, giao thông vận tải…
Các doanh nghiệp Thái Lan cho biết đang tìm hiểu, kết nối những điểm du lịch có tiềm năng của Việt Nam, mong muốn kết hợp với các hãng hàng không Việt Nam để thúc đẩy lượng khách du lịch hai nước.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp của Thái Lan trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính ngân hàng và bán lẻ.
Tiếp ông Kornrasit Pakchotanon, Chủ tịch Công ty Điện lực Thái Lan (EGAT), Thủ tướng đề nghị Tập đoàn này khẩn trương tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tổ hợp nhiệt điện ở Quảng Trị, đang kéo dài nhiều năm. Thủ tướng cũng lưu ý Việt Nam rất coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường và sẽ đóng cửa các dự án nếu sử dụng công nghệ lạc hậu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cùng với phía cơ quan chức năng Thái Lan xử lý các vướng mắc để dự án sớm đi vào hoạt động, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Chủ tịch EGAT mong Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để phía Thái Lan thúc đẩy dự án, đồng thời cam kết bảo đảm vấn đề môi trường trong quá trình thực thi dự án.
Tiếp ông Tos Chirathivat, Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Central, Thủ tướng đánh giá cao Central là một trong những tập đoàn lớn nhất về bán lẻ ở khu vực và bước đầu kinh doanh thành công ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam tin tưởng tập đoàn sẽ thành công ở Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết đầu tư, chấp hành pháp luật.
Thủ tướng hoan nghênh ý định hợp tác của Tập đoàn với các đối tác Việt Nam để cùng phát triển. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tăng cường đưa nhiều hàng nông sản Việt Nam vào hệ thống siêu thị tại Thái Lan. Ông Tos Chirathivat cho biết, Central đang có chính sách phát triển sang Âu và Việt Nam và coi Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình.
Central mong muốn cùng đối tác Việt Nam kinh doanh thành công trong nhiều lĩnh vực như khách sạn, du lịch và bán lẻ. Central sẵn sàng nhập trái cây của Việt Nam để bán ở các siêu thị ở Thái Lan, sẵn sàng hợp tác để phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Tiếp ông Banthoon Lamsam, Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành Ngân hàng KASIKORN (KBank), nhấn mạnh Việt Nam đang thực hiện quyết liệt tái cơ cấu các trụ cột kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng, Thủ tướng cho rằng, việc hợp tác với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, thị trường, công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành là hết sức quan trọng.
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đề nghị KBank tiếp tục phối hợp chặt chẽ và trao đổi thường xuyên với Ngân hàng nhà nước, các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam để chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý nợ xấu cũng như có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tại buổi tiếp, Kbank mong muốn được vận dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để xây dựng, áp dụng mô hình hỗ trợ tài chính, ngân hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu của Chính phủ là thành lập 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Tiếp Công ty Siam City Cement Public Company Limited (SCCC), Thủ tướng đề nghị SCCC tiếp tục đầu tư các dự án công nghiệp, vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ hiện đại, mô hình sản xuất tiên tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, giá thành cạnh tranh, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm về dài hạn.
Ngoài ra, SCCC cần quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các đối tác Việt Nam cũng như góp ý kiến về xây dựng về xây dựng thị trường minh bạch, lành mạnh, theo mô hình hiện đại trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc gặp gỡ cộng đồng kiều bào tại Bangkok
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới thăm hỏi, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng kiều bào đang sinh sống, lao động, học tập tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Đại biện Phó Hoàng Hân đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn kết quả công tác đối ngoại, thực thi nhiệm vụ của Đại sứ quán trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan, trong đó có các hoạt động phục vụ các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao, công tác kiều bào…
Đặc biệt, năm 2016, Đại sứ quán đã tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động kết nối và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán luôn duy trì tốt quan hệ phối hợp, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ ngoại giao, đối ngoại nhân dân mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Những năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan luôn duy trì đoàn kết, gắn bó với quê hương, đất nước, tích cực, chủ động đóng góp ủng hộ các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của nhân dân trong nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ chuyến thăm chính thức Thái Lan lần này nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan.
Thông báo với cán bộ nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan về kết quả tốt đẹp của các cuộc hội đàm, tiếp xúc cấp cao với lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội Thái Lan, Thủ tướng cho biết hai bên hài lòng về những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong hơn 40 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (06-8-1976); đặc biệt kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.
Hai bên thống nhất nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2020; khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, công nghiệp phụ trợ, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, nông thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị phía Thái Lan tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Thái Lan hội nhập, phát triển và đề nghị phía Thái Lan sớm cấp giấy thông hành cho các Việt kiều cao tuổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả công tác của Đại sứ quán Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đánh giá cao vai trò cầu nối của Đại sứ quán giữa các bộ, ngành hai nước nói chung và giữa các địa phương hai nước.
Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt ở Thái Lan nói riêng.
Vui mừng trước sự phát triển của cộng đồng, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan và các hội đoàn người Việt tại các địa phương của Thái Lan luôn đoàn kết giúp đỡ nhau vượt khó khăn để ổn định cuộc sống và hoà nhập xã hội sở tại, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục tăng cường đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và quan hệ thân thiết với nhân dân địa phương, tôn trọng luật pháp sở tại, đồng thời giữ gìn tiếng Việt, bản sắc dân tộc, hướng về quê hương, đất nước; đồng thời căn dặn Đại sứ quán thường xuyên quan tâm, giúp đỡ bà con tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề cư trú, làm ăn, kinh doanh, xây dựng cộng đồng ngày càng ổn định và hòa nhập vào xã hội sở tại.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam Prachuap Chaiyasan. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh những hoạt động thiết thực của Hội Hữu nghị Thái - Việt thời gian qua, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước.
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đối ngoại nhân dân nói chung, nhất là quan hệ Việt Nam - Thái Lan; đồng thời mong muốn Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tiếp tục đổi mới hoạt động, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa hai nước. Bên cạnh đó, hội cũng cần đẩy mạnh việc xúc tiến hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.
Bày tỏ vui mừng được gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Bangkok, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam cho biết hội luôn nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động để làm tốt hơn vai trò cầu nối hữu hiệu cho quan hệ hữu nghị hai nước nói chung, nhân dân hai nước nói riêng.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái - Việt cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Việt kiều đang sinh sống, học tập tại Thái Lan; cho rằng đây là nguồn lực quan trọng để duy trì và đẩy mạnh hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam cũng nhất trí và khẳng định sẽ nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hợp tác du lịch và sự phối hợp giữa các địa phương hai nước, trên cơ sở phát huy lợi thế của các tuyến đường giao thông sẵn có.
Chiều cùng ngày, trước khi rời thủ đô Bangkok, lên đường thăm tỉnh Nakhon Phanom, Thủ tướng Chính phủ, Phu nhân và Đoàn Đại biểu cấp cao đã dự lễ khai mạc Tuần lễ Hàng Việt Nam tại Trung tâm Thương mại Central Plaza Ladprao.
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Central Group./.
Giới thiệu cuốn sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 - 1975) - Từ thực tiễn nhìn lại”  (18/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Indonesia và Myanmar  (18/08/2017)
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp  (18/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sắp thăm chính thức Việt Nam  (18/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay