Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 18-8-2017, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu, Báo Công Thương phối hợp với Diễn đàn Kinh tế tư nhân tổ chức Hội thảo: “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Những xu hướng và tác động đến xuất khẩu của Việt Nam”, do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì.
Tham dự Hội thảo có đại diện các vụ, viện của Bộ Công Thương, các bộ, ban, ngành, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế và đại diện hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất, nhập khẩu hàng đầu hiện nay.
Các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế thảo luận tại Hội thảo đều thống nhất ý kiến cho rằng, với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như Việt Nam, phát triển xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp căn cơ về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chú trọng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, người máy, in-tơ-net kết nối vạn vật, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền… mở ra khả năng đạt được các yêu cầu này. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng, liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn đặt hàng, về sự cố hoặc lỗi. Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, vật liệu. Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ có những đột phá với những giống cây trồng mới có những tính năng thích ứng với tình trạng hạn hán, nước nhiễm mặn hoặc chống sâu bệnh và có năng suất, chất lượng cao được nghiên cứu nhờ công nghệ sinh học phân tử.
Bên cạnh đó, với việc nhiều loại vật liệu mới, sản phẩm mới đang được hình thành, những giao dịch xuất khẩu thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường mạng thì cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu cũng cần điều chỉnh theo kịp với tình hình mới, bảo đảm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cũng như bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, bảo đảm Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Về phía Bộ Công Thương, với chức năng quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu, luôn mong muốn được lắng nghe những chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp về ứng dụng, triển khai thực tế trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và phương thức để doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp và tận dụng được những lợi thế từ cuộc cách mạng này.
Xung quanh hai phiên thảo luận, các đại biểu tham dự đã đưa ra những câu hỏi thiết thực về các vấn đề thời sự đang diễn ra xung quanh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua hội thảo, các doanh nghiệp đã được trực tiếp đối thoại với các chuyên gia, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về những thách thức, những thuận lợi, từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp đối với vấn đề này./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Indonesia và Myanmar  (18/08/2017)
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp  (18/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sắp thăm chính thức Việt Nam  (18/08/2017)
Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại thành phố Cần Thơ  (18/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay