Việt Nam - Campuchia vun đắp mối quan hệ ổn định, bền vững
21:12, ngày 19-07-2017
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Vương quốc Campuchia từ ngày 20 đến 22-7 theo lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni có ý nghĩa lịch sử đặc biệt và là sự kiện quan trọng đánh dấu chặng đường 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Campuchia vừa tổ chức hàng loạt hoạt động trọng thể kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa thể hiện ý chí của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia trong việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Đặc biệt, trong “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017", cùng với chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thăm chính thức Campuchia hồi tháng Tư vừa qua, như một sự khẳng định rõ ràng cho chủ trương nhất quán, trước sau như một của Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai nước và chủ động đóng góp tích cực để phát triển mối quan hệ này. Điều đó cũng được chính các nhà lãnh đạo cấp cao Campuchia thể hiện trong các chuyến thăm Việt Nam mới đây, nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Samdech Techo Hun Sen, đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin cuối tháng Sáu vừa qua.
Có thể nói chính mối liên kết chặt chẽ về tự nhiên và lịch sử đã gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau". Nửa thế kỷ qua là giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử quan hệ hai nước, khi Việt Nam và Campuchia đều trải qua những năm tháng khó khăn và thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển trong hòa bình.
Nửa thế kỷ qua cũng ghi dấu những mốc son của tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, đó là khi hai dân tộc kề vai sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung, mang lại hòa bình cho mỗi quốc gia và cho khu vực Đông Dương. Đó cũng là khi quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu cùng nhân dân Campuchia đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot, khép lại trang sử đen tối với chiến thắng lịch sử ngày 07-01-1979, mở ra giai đoạn hồi sinh mạnh mẽ cho dân tộc Campuchia, như chính Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã khẳng định “nếu không có Việt Nam thì không có Campuchia ngày nay".
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự giúp đỡ và tương trợ khá hiệu quả mà Việt Nam và Campuchia đã dành cho nhau trong giai đoạn phát triển hòa bình, thông qua các hoạt động hợp tác an ninh-quốc phòng, thương mại-đầu tư, y tế-giáo dục, phối hợp tích cực xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, hay sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
“Đồng cam cộng khổ” trong chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi trong xây dựng hòa bình được coi là những tài sản vô giá, thiêng liêng của mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước 50 năm qua đã tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam và Campuchia bước vào giai đoạn hợp tác mới chất lượng và hiệu quả hơn, phù hợp với hình hình mới ở mỗi nước và trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến bất ổn, khó lường, việc duy trì và củng cố quan hệ láng giềng thân thiện, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự phát triển của mỗi nước nói riêng và sự ổn định tại khu vực nói chung.
Bên cạnh đó, các lực lượng đối lập thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá, chia rẽ quan hệ hai nước, từ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, lợi dụng một số vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia để kích động,… hòng thực hiện những âm mưu đen tối. Những khó khăn và thách thức mới trong quá trình phát triển đòi hỏi hai nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á phải không ngừng vun đắp mối quan hệ hợp tác theo hướng thực chất, hiệu quả hơn. Nền tảng vững chắc để củng cố mối quan hệ song phương chính là tình hữu nghị lâu đời và đoàn kết gắn bó khăng khít giữa hai dân tộc.
Hai nước hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, chân thành hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nhờ thế, những âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ hai nước đã bị vạch trần và lên án.
Gìn giữ và thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng nguyện vọng chung của đông đảo nhân dân hai nước, cũng như phù hợp với lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước nói riêng và khu vực nói chung.
Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vương quốc Campuchia sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Campuchia tăng cường sự tin cậy và gắn bó, tiếp tục chung tay vun đắp mối quan hệ hợp tác toàn diện bền vững, ổn định và đi vào chiều sâu, mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước./.
Đặc biệt, trong “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017", cùng với chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thăm chính thức Campuchia hồi tháng Tư vừa qua, như một sự khẳng định rõ ràng cho chủ trương nhất quán, trước sau như một của Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai nước và chủ động đóng góp tích cực để phát triển mối quan hệ này. Điều đó cũng được chính các nhà lãnh đạo cấp cao Campuchia thể hiện trong các chuyến thăm Việt Nam mới đây, nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Samdech Techo Hun Sen, đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin cuối tháng Sáu vừa qua.
Có thể nói chính mối liên kết chặt chẽ về tự nhiên và lịch sử đã gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau". Nửa thế kỷ qua là giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử quan hệ hai nước, khi Việt Nam và Campuchia đều trải qua những năm tháng khó khăn và thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển trong hòa bình.
Nửa thế kỷ qua cũng ghi dấu những mốc son của tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, đó là khi hai dân tộc kề vai sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung, mang lại hòa bình cho mỗi quốc gia và cho khu vực Đông Dương. Đó cũng là khi quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu cùng nhân dân Campuchia đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot, khép lại trang sử đen tối với chiến thắng lịch sử ngày 07-01-1979, mở ra giai đoạn hồi sinh mạnh mẽ cho dân tộc Campuchia, như chính Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã khẳng định “nếu không có Việt Nam thì không có Campuchia ngày nay".
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự giúp đỡ và tương trợ khá hiệu quả mà Việt Nam và Campuchia đã dành cho nhau trong giai đoạn phát triển hòa bình, thông qua các hoạt động hợp tác an ninh-quốc phòng, thương mại-đầu tư, y tế-giáo dục, phối hợp tích cực xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, hay sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
“Đồng cam cộng khổ” trong chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi trong xây dựng hòa bình được coi là những tài sản vô giá, thiêng liêng của mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước 50 năm qua đã tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam và Campuchia bước vào giai đoạn hợp tác mới chất lượng và hiệu quả hơn, phù hợp với hình hình mới ở mỗi nước và trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến bất ổn, khó lường, việc duy trì và củng cố quan hệ láng giềng thân thiện, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự phát triển của mỗi nước nói riêng và sự ổn định tại khu vực nói chung.
Bên cạnh đó, các lực lượng đối lập thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá, chia rẽ quan hệ hai nước, từ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, lợi dụng một số vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia để kích động,… hòng thực hiện những âm mưu đen tối. Những khó khăn và thách thức mới trong quá trình phát triển đòi hỏi hai nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á phải không ngừng vun đắp mối quan hệ hợp tác theo hướng thực chất, hiệu quả hơn. Nền tảng vững chắc để củng cố mối quan hệ song phương chính là tình hữu nghị lâu đời và đoàn kết gắn bó khăng khít giữa hai dân tộc.
Hai nước hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, chân thành hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nhờ thế, những âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ hai nước đã bị vạch trần và lên án.
Gìn giữ và thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng nguyện vọng chung của đông đảo nhân dân hai nước, cũng như phù hợp với lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước nói riêng và khu vực nói chung.
Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vương quốc Campuchia sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Campuchia tăng cường sự tin cậy và gắn bó, tiếp tục chung tay vun đắp mối quan hệ hợp tác toàn diện bền vững, ổn định và đi vào chiều sâu, mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước./.
Lãnh đạo Lào đánh giá cao vai trò của Hội Hữu nghị Việt - Lào  (19/07/2017)
Chủ tịch nước ký quyết định tặng quà kỷ niệm ngày thương binh-liệt sỹ  (19/07/2017)
Hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ  (19/07/2017)
Hội nghị Thượng đỉnh G20: Vấn đề hay giải pháp?  (19/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên