Văn bản chỉ đạo, điều hành mới của lãnh đạo Chính phủ
Tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
Dự án được thực hiện tại Hà Nội và 7 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Cà Mau từ năm 2017 đến năm 2021 với tổng mức đầu tư dự án là 41,796.578 triệu USD.
Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực chống chịu với những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra cho các cộng đồng dân cư ven biển dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Cụ thể, Dự án sẽ tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở dân sinh trước những tác động của biến đổi khí hậu, hỗ trợ ổn định cuộc sống và điều kiện an toàn cho các hộ dân tại những vùng thường xuyên bị thiên tai vùng duyên hải; tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, góp phần hấp thụ khí carbon để giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao đa dạng sinh học.
Đồng thời, thiết lập và tăng cường ứng dụng hệ thống thông tin rủi ro thiên tai và rủi ro khí hậu để hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập quy hoạch, kế hoạch có tính tới các rủi ro và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu
Đến năm 2020, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA). Đó là mục tiêu của Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu đặt ra là dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do doanh nghiệp sản xuất thực hiện, bảo đảm lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu lưu chứa thường xuyên tại các nhà máy lọc hóa dầu trong điều kiện hoạt động bình thường đáp ứng khoảng 25 ngày sản xuất (tương đương 30 - 35 ngày nhập ròng), trong đó, cần tối thiểu đạt mức 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm xăng dầu.
Dự trữ xăng dầu thương mại tại các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu bảo đảm ổn định nhu cầu thị trường trong nước do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2025, dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu (tương đương 35 ngày nhập ròng).
Phấn đấu giai đoạn 2017 - 2025, dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô đạt khoảng 20 ngày nhập ròng (bao gồm 6 ngày dự trữ dầu thô và 14 ngày dự trữ sản phẩm xăng dầu).
Theo định hướng phát triển, hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu được phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các khu vực/vùng trong cả nước; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành hệ thống dự trữ.
Quy mô, tiến độ đầu tư, chủng loại các kho dầu thô và kho sản phẩm xăng dầu phù hợp với công suất chế biến, cơ cấu sản phẩm và kế hoạch sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu.
Quy mô và tiến độ phát triển hệ thống kho xăng dầu tương ứng phù hợp với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng khu vực theo từng giai đoạn phát triển.
Vị trí kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu bảo đảm an ninh quốc phòng, tuyệt đối an toàn; tối ưu hóa cung đường vận chuyển dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến các nhà máy lọc hóa dầu và các khu vực tiêu thụ.
Công khai 730 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ công khai danh sách 730 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần do mình quản lý yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đăng ký giao dịch; niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02-02-2017 về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Bộ Tài chính tiếp tục tổng hợp đầy đủ danh sách các doanh nghiệp đã cổ phần hóa còn lại nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đến 26-6-2017 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm
Kế hoạch 2016-2020, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm với tổng doanh thu đạt trên 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9.000 tỷ đồng vào năm 2020. Đó là nội dung trong Thông báo 303/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Thông báo nêu rõ: Phó Thủ tướng cơ bản đồng ý với Báo cáo của Tập đoàn về Kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm 2016 - 2020: Trong bối cảnh đang thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 5/1/2013 và thực hiện việc cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn với 20 công ty TNHH MTV và 4 đơn vị sự nghiệp theo văn bản số 2296/TTg-ĐMDN ngày 16-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp của Tập đoàn, theo đó tiến độ dự kiến hoàn thành là quý II-2017 và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong quý III-2017. Do vậy, kế hoạch 2016-2020 được xây dựng theo mô hình công ty TNHH MTV trong năm 2016 và từ 2017 đến 2020 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Phó Thủ tướng cũng nhất trí với quan điểm chiến lược kinh doanh của Tập đoàn, trong đó, cần duy trì và phát triển vị thế là một Tập đoàn kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn; đa dạng các sản phẩm nông công nghiệp để nâng cao hiệu quả; đẩy mạnh và tăng cường hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu trong Tập đoàn thông qua cổ phần hóa để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp và tạo nguồn vốn để phát triển Tập đoàn; chủ động hội nhập Quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức, hiệp hội ngành nghề để nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường; thực hiện tốt vai trò trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam, bao gồm phát triển sản xuất kết hợp với xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không ngừng tăng năng suất và thu nhập của người lao động, nhất là đồng bào dân tộc. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và quốc phòng trong phạm vi tổ chức sản xuất của Tập đoàn.
Về mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng đồng ý với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm với tổng doanh thu đạt trên 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9.000 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt bình quân 20%. Lợi nhuận toàn Tập đoàn trên vốn điều lệ bình quân 17%/năm; duy trì tổng diện tích cao su đến 2020 khoảng 400.000 ha, trong đó trong nước khoảng 285.000 ha, nước ngoài 115.000 ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến 2020 khoảng 414.000 tấn. Tăng cường công tác thu mua mủ cao su tiểu điền, tăng sản lượng từ 60.000 tấn hiện nay lên 105.000 tấn vào năm 2020; sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn năm 2020./.
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Liên bang Nga  (16/07/2017)
Góp phần thúc đẩy Tây Nguyên phát triển bền vững  (16/07/2017)
Chính sách tiền tệ: Đã thành công qua nửa chặng đường  (16/07/2017)
Huyền thoại trong lòng người dân hai nước Việt - Lào  (16/07/2017)
Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên 702 tỷ USD trong tài khóa 2017  (16/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên