Việt Nam - Brazil tham khảo chính trị cấp thứ trưởng Ngoại giao
22:05, ngày 01-07-2017
Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Brazil, đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã thăm và tiến hành phiên tham khảo chính trị lần thứ IV cấp thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Brazil từ ngày 29 đến 30-6.
Trong thời gian ở thăm, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Eloysio Nunes Ferreira, hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Georges Lamazière, gặp và làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, cung ứng và chăn nuôi.
Tại các buổi tiếp xúc và hội đàm với phía Brazil, hai bên khẳng định cơ chế tham khảo chính trị là hoạt động quan trọng, cần được duy trì định kỳ để thống nhất các biện pháp đưa quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Hai bên đánh giá quan hệ hợp tác song phương thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, trong đó trao đổi thương mại duy trì đà tăng trong những năm gần đây. Riêng năm ngoái đạt hơn 3 tỷ USD, tăng gấp 30% so với năm 2013.
Tuy vậy, hai bên cho rằng hợp tác kinh tế và đầu tư vẫn còn khiêm tốn, chưa phản ánh đúng quy mô và tiềm lực của mỗi nền kinh tế, cũng như tiềm năng hợp tác to lớn của Việt Nam và Brazil, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế tạo và chế biến, năng lượng và nhiên liệu sạch, công nghệ sinh học, hàng không, xây dựng kết cấu hạ tầng...
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy, hỗ trợ trao đổi đoàn các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là trao đổi đoàn cấp cao; Bộ trưởng Ngoại giao Brazil dự kiến thăm Việt Nam trong quý IV-2017 nhằm tạo xung lực mới, đưa mối quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, đồng thời xúc tiến đi đến ký kết các văn kiện hợp tác đang trong quá trình đàm phán như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng, cũng như các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật, giáo dục, vận tải biển, du lịch... nhằm từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương.
Đồng thời, chính phủ hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau, thiết lập quan hệ đối tác và làm ăn trực tiếp.
Về hợp tác đa phương, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và các cơ quan, tổ chức trực thuộc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); hai nước cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định Việt Nam và Brazil ủng hộ lẫn nhau tăng cường quan hệ hợp tác ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh, cùng thúc đẩy phát triển hợp tác giữa hai khu vực thông qua các kênh quan hệ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), cũng như trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC).
Hai bên chia sẻ lập trường ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982./.
Tại các buổi tiếp xúc và hội đàm với phía Brazil, hai bên khẳng định cơ chế tham khảo chính trị là hoạt động quan trọng, cần được duy trì định kỳ để thống nhất các biện pháp đưa quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Hai bên đánh giá quan hệ hợp tác song phương thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, trong đó trao đổi thương mại duy trì đà tăng trong những năm gần đây. Riêng năm ngoái đạt hơn 3 tỷ USD, tăng gấp 30% so với năm 2013.
Tuy vậy, hai bên cho rằng hợp tác kinh tế và đầu tư vẫn còn khiêm tốn, chưa phản ánh đúng quy mô và tiềm lực của mỗi nền kinh tế, cũng như tiềm năng hợp tác to lớn của Việt Nam và Brazil, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế tạo và chế biến, năng lượng và nhiên liệu sạch, công nghệ sinh học, hàng không, xây dựng kết cấu hạ tầng...
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy, hỗ trợ trao đổi đoàn các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là trao đổi đoàn cấp cao; Bộ trưởng Ngoại giao Brazil dự kiến thăm Việt Nam trong quý IV-2017 nhằm tạo xung lực mới, đưa mối quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, đồng thời xúc tiến đi đến ký kết các văn kiện hợp tác đang trong quá trình đàm phán như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng, cũng như các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật, giáo dục, vận tải biển, du lịch... nhằm từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương.
Đồng thời, chính phủ hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau, thiết lập quan hệ đối tác và làm ăn trực tiếp.
Về hợp tác đa phương, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và các cơ quan, tổ chức trực thuộc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); hai nước cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định Việt Nam và Brazil ủng hộ lẫn nhau tăng cường quan hệ hợp tác ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh, cùng thúc đẩy phát triển hợp tác giữa hai khu vực thông qua các kênh quan hệ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), cũng như trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC).
Hai bên chia sẻ lập trường ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982./.
Hoạt động của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Saint Petersburg  (01/07/2017)
Bảo hiểm y tế toàn dân - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng  (01/07/2017)
Tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2017  (01/07/2017)
Dư luận Nga đánh giá tích cực chuyến thăm của Chủ tịch nước  (30/06/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên