Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chiều 15-6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã ký Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nghị quyết này cụ thể hóa các Điều 27 và Điều 34 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 09-6-2015 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2016. Đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý quan trọng, góp phần tiếp tục cụ thể về cơ chế đối với hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, Nghị quyết gồm 4 chương, 25 điều. Chương 1 về những quy định chung nêu rõ, phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định chi tiết về Căn cứ tổ chức giám sát, phản biện xã hội; Xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.
Nghị quyết cũng quy định các hình thức giám sát, trong đó quy định nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tổ chức đoàn giám sát, giám sát thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; tổ chức đoàn giám sát; giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Chương 3 của Nghị quyết quy định về hình thức phản biện xã hội. Chương 4 quy định về Điều khoản thi hành quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Nghị quyết này; phối hợp trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xem xét, trả lời kiến nghị từ kết quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 21 Nghị quyết quy định rõ trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.
Nghị quyết cũng quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Phát biểu tại lễ ký, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, xác định đây là văn bản hướng dẫn quan trọng, một mặt phải bám sát giới hạn phạm vi Luật quy định chi tiết về hình thức giám sát, phản biện xã hội, một mặt phải thực hiện cho được yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có quy định cụ thể, chi tiết về quy trình thực hiện các hình thức giám sát, phản biện xã hội bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do vậy, trong suốt quá trình chủ trì, phối hợp soạn thảo, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, gửi lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương với tinh thần cầu thị, xây dựng. Trong giai đoạn hoàn thiện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận được sự tham gia, phối hợp có trách nhiệm của các cơ quan tham mưu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ và đặc biệt là sự quan tâm, đồng thuận, ủng hộ với quyết tâm chính trị cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để ký ban hành Nghị quyết liên tịch bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, trong đó có việc quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Nghị quyết liên tịch này sẽ góp phần tháo gỡ về cơ chế, nâng cao về chất công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị trong thời gian tới, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai thực hiện phần trách nhiệm của mình được quy định trong Nghị quyết liên tịch để Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung, Nghị quyết liên tịch nói riêng được sớm đi vào thực tiễn cuộc sống; thường xuyên quan tâm phối hợp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, để hoạt động này thực sự trở thành một kênh quan trọng trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sáng tạo của nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Vấn đề người di cư: Châu Âu tiếp tục đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm  (15/06/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh: Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2017  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình người Việt Nam tại Qatar  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc  (15/06/2017)
Đối thoại cấp cao về quan hệ hợp tác kinh tế Mỹ - Trung Quốc  (15/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay