129 tác phẩm giành Giải Báo chí Quốc gia 2017
15:57, ngày 15-06-2017
TCCSĐT - Chiều 14-6, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố Giải thưởng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 11 năm 2017.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố Giải thưởng Giải Báo chí Quốc gia, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải Báo chí Quốc gia cho biết, Giải báo chí Quốc gia lần thứ 11 có sự tham gia của 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đến từ các liên chi hội trên toàn quốc.
Các tác phẩm dự giải năm nay đều bám sát các sự kiện nổi bật của năm 2016, bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu đậm về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của đất nước; Gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các thế lực thù địch, tham nhũng, tiêu cực...
Theo ông Hồ Quang Lợi: “Điểm nổi bật của mùa giải năm nay là các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in) và tin, phóng sự, ký sự (báo hình) đã xuất hiện nhiều tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá tốt. Số tác phẩm đạt Giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm tỷ lệ hơn 50%)”.
Hội đồng chung khảo đã quyết định chọn 129 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong số đó có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải khuyến khích. Đặc biệt, năm nay các giải thưởng đã có sự chuyển biến về tiền thưởng. Cụ thể, các giải A từ 50 triệu/giải tăng lên 60 triệu đồng/giải; Giải B là 40 triệu; Giải C 30 triệu; Giải khuyến khích 10 triệu và các tác phẩm lọt vào chung khảo đều được nhận 3 triệu đồng/giải.
Chia sẻ về chất lượng các tác phẩm tham gia Giải Báo chí Quốc gia, TS. Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia cho biết: “Tại vòng chung khảo, mỗi tác phẩm sẽ được 38 thành viên giám khảo trong Hội đồng chung khảo chấm. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Riêng bản thân cá nhân tôi, tác phẩm gây cho tôi bất ngờ lớn nhất đó là “Chuyện như đùa ở Hải Dương”.
"Tác phẩm có cách viết tưởng như đơn giản, nhưng tôi nghĩ đây là cách phát hiện, góc nhìn để lại trong tôi ấn tượng đặc biệt. Bởi, lâu nay các cơ quan tổ chức cán bộ hầu như chưa được ai phanh phui một cách bài bản, chi tiết và đi đến cùng vấn đề như vậy. Sau đó khởi xướng cho các báo khác viết một loạt về công tác bổ nhiệm, cân nhắc, luân chuyển cán bộ…”- ông Bá Dung cho biết.
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tối ngày 21-6 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội./.
Các tác phẩm dự giải năm nay đều bám sát các sự kiện nổi bật của năm 2016, bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu đậm về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của đất nước; Gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các thế lực thù địch, tham nhũng, tiêu cực...
Theo ông Hồ Quang Lợi: “Điểm nổi bật của mùa giải năm nay là các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in) và tin, phóng sự, ký sự (báo hình) đã xuất hiện nhiều tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá tốt. Số tác phẩm đạt Giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm tỷ lệ hơn 50%)”.
Hội đồng chung khảo đã quyết định chọn 129 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong số đó có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải khuyến khích. Đặc biệt, năm nay các giải thưởng đã có sự chuyển biến về tiền thưởng. Cụ thể, các giải A từ 50 triệu/giải tăng lên 60 triệu đồng/giải; Giải B là 40 triệu; Giải C 30 triệu; Giải khuyến khích 10 triệu và các tác phẩm lọt vào chung khảo đều được nhận 3 triệu đồng/giải.
Chia sẻ về chất lượng các tác phẩm tham gia Giải Báo chí Quốc gia, TS. Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, thành viên Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia cho biết: “Tại vòng chung khảo, mỗi tác phẩm sẽ được 38 thành viên giám khảo trong Hội đồng chung khảo chấm. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Riêng bản thân cá nhân tôi, tác phẩm gây cho tôi bất ngờ lớn nhất đó là “Chuyện như đùa ở Hải Dương”.
"Tác phẩm có cách viết tưởng như đơn giản, nhưng tôi nghĩ đây là cách phát hiện, góc nhìn để lại trong tôi ấn tượng đặc biệt. Bởi, lâu nay các cơ quan tổ chức cán bộ hầu như chưa được ai phanh phui một cách bài bản, chi tiết và đi đến cùng vấn đề như vậy. Sau đó khởi xướng cho các báo khác viết một loạt về công tác bổ nhiệm, cân nhắc, luân chuyển cán bộ…”- ông Bá Dung cho biết.
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tối ngày 21-6 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội./.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La  (15/06/2017)
Bộ Ngoại giao thông báo tình hình người Việt sau vụ hỏa hoạn tại Anh  (14/06/2017)
4 đại học Việt Nam đầu tiên được công nhận đạt chuẩn kiểm định  (14/06/2017)
Các chỉ đạo, quyết định mới của Chính phủ  (14/06/2017)
Đối thoại chiến lược và tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Việt - Nga  (14/06/2017)
Quốc hội đề nghị sớm có giải pháp phù hợp quy hoạch Sơn Trà  (14/06/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên