Kiên quyết rút các dự án chưa bảo đảm khỏi chương trình xây dựng luật
22:03, ngày 31-05-2017
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 31-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Nội dung này đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2.
Bảo đảm tính khái quát trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày trước Quốc hội, đã làm rõ một số vấn đề lớn của dự án Luật.
Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, qua thảo luận đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; đề nghị rà soát, bổ sung các trường hợp khác thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong từng lĩnh vực đã được pháp luật quy định để bảo đảm tính bao quát.
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị việc quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần cân nhắc phù hợp, bảo đảm quyền của người dân nhưng đồng thời phải bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để chỉnh lý dự thảo Luật trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 17), bổ sung trường hợp bồi thường do áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật: “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng” (khoản 3 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm phù hợp với Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đồng thời tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Bổ sung trường hợp bồi thường do “Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu” (khoản 6 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm phù hợp với điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Tố cáo năm 2011, đồng thời quy định cụ thể hơn từng trường hợp được bồi thường để bảo đảm tính khả thi.
Bổ sung trường hợp bồi thường do “Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin” (khoản 7 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm thống nhất với khoản 2 Điều 15 của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; đồng thời giới hạn chỉ bồi thường trong một trường hợp cụ thể gắn với lỗi cố ý của người thi hành công vụ.
Trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 18) bổ sung trường hợp bồi thường “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” (khoản 1 Điều 18) cho thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhưng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm tính khả thi, đồng thời bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 19), quy định cụ thể trường hợp bồi thường “Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự hoặc hành vi trái pháp luật của họ đã được xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền” (khoản 5 Điều 19); cụ thể hóa nội dung làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc bằng các hành vi cụ thể: “Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, chứng cứ hoặc bằng các hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật” (khoản 6 Điều 19).
Việc chỉnh lý như trên phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và làm rõ hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người đã ra bản án, quyết định. Quy định như vậy cũng bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tòa án.
Về trách nhiệm hoàn trả, nhiều ý kiến tán thành quy định rõ về mức hoàn trả ngay trong Luật này; có ý kiến đề nghị giải trình quy định về mức hoàn trả cụ thể, căn cứ xác định mức hoàn trả, xác định mức độ gây thiệt hại của từng người thi hành công vụ quy định tại khoản 2 Điều 64. Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả trong Luật là cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, nâng cao trách nhiệm người thi hành công vụ và xác định rõ trách nhiệm của họ đối với những thiệt hại mà Nhà nước đã phải bồi thường.
Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ cần căn cứ vào nguyên tắc xác định mức độ lỗi theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời có tính tới khả năng hoàn trả cũng như bảo đảm mức độ hợp lý để người thi hành công vụ có thể tiếp tục yên tâm làm việc.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm hoàn trả tại Chương VII của dự thảo Luật; xác định rõ mức hoàn trả căn cứ vào yếu tố lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người thi hành công vụ (khoản 2 Điều 64). Mức hoàn trả cụ thể như dự thảo quy định đã được cân nhắc, tính toán trên cơ sở tổng kết thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành, bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người cũng được xác định theo nguyên tắc như đối với trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ cũng được chỉnh lý cụ thể hơn tại Điều 65 của dự thảo Luật.
Việc phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm "trách nhiệm công vụ”
Về việc tổ chức công khai xin lỗi người bị oan và phục hồi danh dự cho người bị oan, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng Dự thảo Luật vẫn tiếp cận theo hướng chỉ khi người bị oan có đơn yêu cầu, Nhà nước mới tổ chức công khai xin lỗi và phục hồi danh dự cho họ. Trong trường hợp người bị oan không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai và phục hồi danh dự không diễn ra. Phân tích nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng Bộ luật Dân sự quy định cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin đó xin lỗi và cải chính công khai, trong đó, xin lỗi và cải chính công khai là quan hệ dân sự thuộc về quyền nhân thân, do đó chỉ khi người bị oan có yêu cầu Nhà nước mới tổ chức xin lỗi công khai.
Nhấn mạnh tới tính chất nghiêm khắc của các biện pháp tố tụng, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu rõ nếu như các biện pháp tố tụng được áp dụng đúng thì sẽ phát huy tác dụng trong phát hiện tội phạm, nhưng nếu các biện pháp này áp dụng sai thì hậu quả để lại cho người bị oan là rất quan trọng.
Trên cơ sở những phân tích dẫn chứng, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị chỉnh lý nội dung trong dự thảo Luật theo hướng sau khi có văn bản xác định là bị oan thì cơ quan tố tụng chủ động tổ chức xin lỗi công khai người bị oan và phục hồi danh dự cho họ, trừ trường hợp người bị oan đề nghị không tổ chức xin lỗi công khai.
Bồi thường thiệt hại về tinh thần với người thân thích của người bị oan
Thảo luận bồi thường thiệt hại về tinh thần với người thân thích của người bị oan trong tố tụng hình sự, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) tán thành với quan điểm thứ nhất trong dự án Luật, chỉ bồi thường tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong trường hợp người bị oan chết, để bảo đảm tính khả thi của Luật và cũng phù hợp với Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, đại biểu thấy rằng mức bồi thường bằng 360 tháng lương cơ sở, gấp 3 lần so với quy định tại Điều 591 của Bộ luật Dân sự về thiệt hại tính mạng, là mức rất cao, Ban soạn thảo cần có giải trình cụ thể hơn về vấn đề này.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ban Soạn thảo sẽ hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội thông qua. Những nội dung nào còn ý kiến khác nhau sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các đại biểu.
** Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 (Chương trình); dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Dự án Luật, pháp lệnh đưa vào Chương trình phải đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định
Thảo luận về dự kiến Chương trình, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với nhận định thời gian qua, thực hiện các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chuẩn bị các dự án.
Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều; chất lượng chuẩn bị của một số dự án còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh.
Tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để, có trường hợp nợ nhiều năm chưa được ban hành...
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với các nguyên tắc trong việc lập Chương trình năm 2018 và điều chỉnh Chương trình năm 2017.
Các đại biểu nhấn mạnh ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án, dự thảo để triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm thực hiện Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Xem xét các dự án đã có trong chương trình của các năm trước nhưng chưa chuẩn bị kịp, chuyển tiếp vào Chương trình mới.
Các ý kiến nhấn mạnh những dự án, dự thảo được đưa vào Chương trình phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có sự đồng thuận cao giữa cơ quan được giao chủ trì thẩm tra và cơ quan trình dự án. Việc đưa các dự án, dự thảo vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan để bảo đảm chất lượng.
Từ năm 2018, mỗi kỳ họp Quốc hội, không phân công quá ba dự án cho một cơ quan soạn thảo hoặc một cơ quan thẩm tra phụ trách (bao gồm cả dự án trình thông qua và dự án trình xin ý kiến), trừ trường hợp đặc biệt; giảm số lượng dự án đưa vào Chương trình kỳ họp cuối năm để dành thời gian cho Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; cân nhắc kỹ việc sửa đổi, bổ sung những luật mới được ban hành hoặc mới thi hành trong thời gian ngắn. Kiên quyết rút khỏi Chương trình hoặc yêu cầu lùi thời gian trình để tiếp tục chuẩn bị đối với các dự án chưa bảo đảm chất lượng hoặc không gửi hồ sơ đúng hạn luật định.
Lựa chọn vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô để giám sát chuyên đề
Cho ý kiến vào dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, nhiều ý kiến đại biểu đánh giá nội dung chương trình giám sát đề ra cho năm 2017 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ bản là phù hợp, bám sát tình hình thực tế, nhận được sự đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội.
Trong giám sát chuyên đề, các nội dung được lựa chọn đều là những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống xã hội, thiết thực đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, được đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận cả nước ghi nhận, đánh giá cao.
Bên cạnh đó, các hoạt động giám sát khác như giám sát văn bản quy phạm pháp luật, xem xét báo cáo, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo của công dân… vẫn tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động giám sát chung của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng căn cứ vào Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội, việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phải dựa trên các tiêu chí: là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất; không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
Về đề xuất nội dung chuyên đề giám sát, các đại biểu đã cân nhắc, lựa chọn hai nội dung trong 4 nội dung được đề xuất.
Đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội; việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất lựa chọn giám sát nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi./.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày trước Quốc hội, đã làm rõ một số vấn đề lớn của dự án Luật.
Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, qua thảo luận đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; đề nghị rà soát, bổ sung các trường hợp khác thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong từng lĩnh vực đã được pháp luật quy định để bảo đảm tính bao quát.
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị việc quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần cân nhắc phù hợp, bảo đảm quyền của người dân nhưng đồng thời phải bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để chỉnh lý dự thảo Luật trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 17), bổ sung trường hợp bồi thường do áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật: “buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng” (khoản 3 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm phù hợp với Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đồng thời tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Bổ sung trường hợp bồi thường do “Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu” (khoản 6 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm phù hợp với điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Tố cáo năm 2011, đồng thời quy định cụ thể hơn từng trường hợp được bồi thường để bảo đảm tính khả thi.
Bổ sung trường hợp bồi thường do “Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin” (khoản 7 Điều 17). Việc bổ sung quy định này là để bảo đảm thống nhất với khoản 2 Điều 15 của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; đồng thời giới hạn chỉ bồi thường trong một trường hợp cụ thể gắn với lỗi cố ý của người thi hành công vụ.
Trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 18) bổ sung trường hợp bồi thường “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” (khoản 1 Điều 18) cho thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhưng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm tính khả thi, đồng thời bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 19), quy định cụ thể trường hợp bồi thường “Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự hoặc hành vi trái pháp luật của họ đã được xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền” (khoản 5 Điều 19); cụ thể hóa nội dung làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc bằng các hành vi cụ thể: “Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, chứng cứ hoặc bằng các hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật” (khoản 6 Điều 19).
Việc chỉnh lý như trên phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và làm rõ hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người đã ra bản án, quyết định. Quy định như vậy cũng bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tòa án.
Về trách nhiệm hoàn trả, nhiều ý kiến tán thành quy định rõ về mức hoàn trả ngay trong Luật này; có ý kiến đề nghị giải trình quy định về mức hoàn trả cụ thể, căn cứ xác định mức hoàn trả, xác định mức độ gây thiệt hại của từng người thi hành công vụ quy định tại khoản 2 Điều 64. Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả trong Luật là cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, nâng cao trách nhiệm người thi hành công vụ và xác định rõ trách nhiệm của họ đối với những thiệt hại mà Nhà nước đã phải bồi thường.
Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ cần căn cứ vào nguyên tắc xác định mức độ lỗi theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời có tính tới khả năng hoàn trả cũng như bảo đảm mức độ hợp lý để người thi hành công vụ có thể tiếp tục yên tâm làm việc.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm hoàn trả tại Chương VII của dự thảo Luật; xác định rõ mức hoàn trả căn cứ vào yếu tố lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người thi hành công vụ (khoản 2 Điều 64). Mức hoàn trả cụ thể như dự thảo quy định đã được cân nhắc, tính toán trên cơ sở tổng kết thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành, bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người cũng được xác định theo nguyên tắc như đối với trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ cũng được chỉnh lý cụ thể hơn tại Điều 65 của dự thảo Luật.
Việc phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm "trách nhiệm công vụ”
Về việc tổ chức công khai xin lỗi người bị oan và phục hồi danh dự cho người bị oan, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng Dự thảo Luật vẫn tiếp cận theo hướng chỉ khi người bị oan có đơn yêu cầu, Nhà nước mới tổ chức công khai xin lỗi và phục hồi danh dự cho họ. Trong trường hợp người bị oan không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai và phục hồi danh dự không diễn ra. Phân tích nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng Bộ luật Dân sự quy định cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin đó xin lỗi và cải chính công khai, trong đó, xin lỗi và cải chính công khai là quan hệ dân sự thuộc về quyền nhân thân, do đó chỉ khi người bị oan có yêu cầu Nhà nước mới tổ chức xin lỗi công khai.
Nhấn mạnh tới tính chất nghiêm khắc của các biện pháp tố tụng, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu rõ nếu như các biện pháp tố tụng được áp dụng đúng thì sẽ phát huy tác dụng trong phát hiện tội phạm, nhưng nếu các biện pháp này áp dụng sai thì hậu quả để lại cho người bị oan là rất quan trọng.
Trên cơ sở những phân tích dẫn chứng, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị chỉnh lý nội dung trong dự thảo Luật theo hướng sau khi có văn bản xác định là bị oan thì cơ quan tố tụng chủ động tổ chức xin lỗi công khai người bị oan và phục hồi danh dự cho họ, trừ trường hợp người bị oan đề nghị không tổ chức xin lỗi công khai.
Bồi thường thiệt hại về tinh thần với người thân thích của người bị oan
Thảo luận bồi thường thiệt hại về tinh thần với người thân thích của người bị oan trong tố tụng hình sự, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) tán thành với quan điểm thứ nhất trong dự án Luật, chỉ bồi thường tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong trường hợp người bị oan chết, để bảo đảm tính khả thi của Luật và cũng phù hợp với Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, đại biểu thấy rằng mức bồi thường bằng 360 tháng lương cơ sở, gấp 3 lần so với quy định tại Điều 591 của Bộ luật Dân sự về thiệt hại tính mạng, là mức rất cao, Ban soạn thảo cần có giải trình cụ thể hơn về vấn đề này.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ban Soạn thảo sẽ hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội thông qua. Những nội dung nào còn ý kiến khác nhau sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các đại biểu.
** Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 (Chương trình); dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Dự án Luật, pháp lệnh đưa vào Chương trình phải đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định
Thảo luận về dự kiến Chương trình, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với nhận định thời gian qua, thực hiện các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chuẩn bị các dự án.
Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều; chất lượng chuẩn bị của một số dự án còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh.
Tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để, có trường hợp nợ nhiều năm chưa được ban hành...
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với các nguyên tắc trong việc lập Chương trình năm 2018 và điều chỉnh Chương trình năm 2017.
Các đại biểu nhấn mạnh ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án, dự thảo để triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm thực hiện Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Xem xét các dự án đã có trong chương trình của các năm trước nhưng chưa chuẩn bị kịp, chuyển tiếp vào Chương trình mới.
Các ý kiến nhấn mạnh những dự án, dự thảo được đưa vào Chương trình phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có sự đồng thuận cao giữa cơ quan được giao chủ trì thẩm tra và cơ quan trình dự án. Việc đưa các dự án, dự thảo vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan để bảo đảm chất lượng.
Từ năm 2018, mỗi kỳ họp Quốc hội, không phân công quá ba dự án cho một cơ quan soạn thảo hoặc một cơ quan thẩm tra phụ trách (bao gồm cả dự án trình thông qua và dự án trình xin ý kiến), trừ trường hợp đặc biệt; giảm số lượng dự án đưa vào Chương trình kỳ họp cuối năm để dành thời gian cho Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; cân nhắc kỹ việc sửa đổi, bổ sung những luật mới được ban hành hoặc mới thi hành trong thời gian ngắn. Kiên quyết rút khỏi Chương trình hoặc yêu cầu lùi thời gian trình để tiếp tục chuẩn bị đối với các dự án chưa bảo đảm chất lượng hoặc không gửi hồ sơ đúng hạn luật định.
Lựa chọn vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô để giám sát chuyên đề
Cho ý kiến vào dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, nhiều ý kiến đại biểu đánh giá nội dung chương trình giám sát đề ra cho năm 2017 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ bản là phù hợp, bám sát tình hình thực tế, nhận được sự đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội.
Trong giám sát chuyên đề, các nội dung được lựa chọn đều là những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống xã hội, thiết thực đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, được đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận cả nước ghi nhận, đánh giá cao.
Bên cạnh đó, các hoạt động giám sát khác như giám sát văn bản quy phạm pháp luật, xem xét báo cáo, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo của công dân… vẫn tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động giám sát chung của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng căn cứ vào Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội, việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phải dựa trên các tiêu chí: là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất; không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
Về đề xuất nội dung chuyên đề giám sát, các đại biểu đã cân nhắc, lựa chọn hai nội dung trong 4 nội dung được đề xuất.
Đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội; việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất lựa chọn giám sát nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi./.
Việt Nam lên tiếng về việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo  (31/05/2017)
Truyền thông quốc tế đánh giá về chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng  (31/05/2017)
Phó Thủ tướng: Bảo đảm chất lượng sách giáo khoa là trên hết  (31/05/2017)
Trường Sa - Đã gặp, không quên  (31/05/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên