Truyền thông quốc tế đánh giá về chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng
22:00, ngày 31-05-2017
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ từ ngày 29 đến 31-5 theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, truyền thông quốc tế cùng nhiều chuyên gia uy tín đã có những đánh giá tích cực về sự kiện này.
Trang mạng asiaplomacy.com ngày 30-5 đưa tin lời mời và cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ bởi đây là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump chủ trì đón tiếp nhà lãnh đạo của một quốc gia Đông Nam Á tại Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ về việc chính quyền của ông Donald Trump thực sự nghiêm túc trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trang mạng trên cũng cho rằng việc Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam để dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới sẽ là chuyến thăm lịch sử, bởi đó là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam trong năm đầu tiên đương chức. Theo đó, chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm lịch sử trong quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Theo trang mạng trên, trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), APEC chính là một tổ chức kinh tế quan trọng nổi bật của khu vực châu Á.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump sẽ tạo nền tảng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề thương mại và an ninh, ở cả cấp song phương, khu vực và toàn cầu.
Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định của hai nước cũng như của khu vực.
Trang Geopolitical Monitor đăng bài viết về việc Việt Nam và Hoa Kỳ gác lại quá khứ, mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng. Theo bài viết, từng là cựu thù trong quá khứ đẫm máu và bi thương, nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang chia sẻ nhiều lợi ích chung. Điều này càng thể hiện rõ khi Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Cuộc gặp vào ngày 31-5 của hai vị nguyên thủ này rất quan trọng, bởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới, và chuyến thăm này cũng mở ra những cơ hội thương mại song phương trong bối cảnh các thách thức an ninh đang ngày càng gia tăng bởi những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Chuyên gia Alexander Vuving, nhà phân tích chính trị Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, nhận định chính quyền của Tổng thống Donald Trump rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam vì họ nhận thấy vai trò chiến lược của Việt Nam ở châu Á.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer bày tỏ lo ngại về thâm hụt thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng mạnh (từ khoảng 7 tỷ USD đến gần 32 tỷ USD trong thập kỷ qua), cho rằng đây là thách thức mới đối với hai nước, nhưng cũng cho thấy có nhiều tiềm năng cải thiện hơn nữa mối quan hệ thương mại song phương quan trọng và ông mong đợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giúp giải quyết vấn đề này.
Ông Lighthizer và các quan chức thương mại khác trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã cam kết làm việc để giảm thâm hụt thương mại song phương của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại lớn. Thương mại là vấn đề nổi lên trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai nước vốn tăng cường hợp tác an ninh trong những năm gần đây do có chung lo ngại về cách hành xử ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á.
Chuyên gia Murray Hiebert, cố vấn cấp cao và Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C, chia sẻ Việt Nam muốn hiểu rõ cách chính quyền Donald Trump hợp tác với khu vực trên lĩnh vực kinh tế sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP, một hiệp định mà Việt Nam có lẽ rất mong đợi.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mới nhậm chức được hơn 3 tháng và bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là một nhà lãnh đạo mới đảm nhiệm chức vụ từ tháng 4-2016, nên chuyến đi này theo quan sát của một số nhà phân tích có thể giúp hai nhà lãnh đạo thiết lập quan hệ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, đây là một bước đi tiếp theo để giúp Việt Nam có thể tìm hiểu rõ hơn các ý định về kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và qua đó tạo đà giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương trong thời gian tới. Chương trình làm việc của chuyến thăm lần này có đề cập tới nhiều vấn đề nhưng nổi bật nhất là kinh tế và an ninh quốc phòng.
Chuyến đi lần này cũng là dịp để Việt Nam tìm hiểu các chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian tới, đặc biệt là về hiệp định tự do thương mại song phương sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TTP. Bên cạnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có thể là cơ hội tốt để Việt Nam tìm hiểu rõ hơn lập trường, chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với khu vực Đông Nam Á và Đông Á, cũng như với Việt Nam và đặc biệt về hồ sơ Biển Đông./.
Trang mạng trên cũng cho rằng việc Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam để dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới sẽ là chuyến thăm lịch sử, bởi đó là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam trong năm đầu tiên đương chức. Theo đó, chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm lịch sử trong quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Theo trang mạng trên, trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), APEC chính là một tổ chức kinh tế quan trọng nổi bật của khu vực châu Á.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump sẽ tạo nền tảng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề thương mại và an ninh, ở cả cấp song phương, khu vực và toàn cầu.
Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định của hai nước cũng như của khu vực.
Trang Geopolitical Monitor đăng bài viết về việc Việt Nam và Hoa Kỳ gác lại quá khứ, mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng. Theo bài viết, từng là cựu thù trong quá khứ đẫm máu và bi thương, nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang chia sẻ nhiều lợi ích chung. Điều này càng thể hiện rõ khi Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Cuộc gặp vào ngày 31-5 của hai vị nguyên thủ này rất quan trọng, bởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới, và chuyến thăm này cũng mở ra những cơ hội thương mại song phương trong bối cảnh các thách thức an ninh đang ngày càng gia tăng bởi những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Chuyên gia Alexander Vuving, nhà phân tích chính trị Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, nhận định chính quyền của Tổng thống Donald Trump rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam vì họ nhận thấy vai trò chiến lược của Việt Nam ở châu Á.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer bày tỏ lo ngại về thâm hụt thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng mạnh (từ khoảng 7 tỷ USD đến gần 32 tỷ USD trong thập kỷ qua), cho rằng đây là thách thức mới đối với hai nước, nhưng cũng cho thấy có nhiều tiềm năng cải thiện hơn nữa mối quan hệ thương mại song phương quan trọng và ông mong đợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giúp giải quyết vấn đề này.
Ông Lighthizer và các quan chức thương mại khác trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã cam kết làm việc để giảm thâm hụt thương mại song phương của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại lớn. Thương mại là vấn đề nổi lên trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai nước vốn tăng cường hợp tác an ninh trong những năm gần đây do có chung lo ngại về cách hành xử ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á.
Chuyên gia Murray Hiebert, cố vấn cấp cao và Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C, chia sẻ Việt Nam muốn hiểu rõ cách chính quyền Donald Trump hợp tác với khu vực trên lĩnh vực kinh tế sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP, một hiệp định mà Việt Nam có lẽ rất mong đợi.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mới nhậm chức được hơn 3 tháng và bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là một nhà lãnh đạo mới đảm nhiệm chức vụ từ tháng 4-2016, nên chuyến đi này theo quan sát của một số nhà phân tích có thể giúp hai nhà lãnh đạo thiết lập quan hệ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, đây là một bước đi tiếp theo để giúp Việt Nam có thể tìm hiểu rõ hơn các ý định về kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và qua đó tạo đà giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương trong thời gian tới. Chương trình làm việc của chuyến thăm lần này có đề cập tới nhiều vấn đề nhưng nổi bật nhất là kinh tế và an ninh quốc phòng.
Chuyến đi lần này cũng là dịp để Việt Nam tìm hiểu các chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian tới, đặc biệt là về hiệp định tự do thương mại song phương sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TTP. Bên cạnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có thể là cơ hội tốt để Việt Nam tìm hiểu rõ hơn lập trường, chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với khu vực Đông Nam Á và Đông Á, cũng như với Việt Nam và đặc biệt về hồ sơ Biển Đông./.
Phó Thủ tướng: Bảo đảm chất lượng sách giáo khoa là trên hết  (31/05/2017)
Trường Sa - Đã gặp, không quên  (31/05/2017)
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc bảo đảm điện phục vụ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017  (31/05/2017)
Giao lưu trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (31/05/2017)
Giao lưu trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (31/05/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam chào đón các doanh nghiệp Hoa Kỳ  (31/05/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên