Công bố Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện MDG cho các Nghị viện
21:50, ngày 11-05-2017
Chiều 11-5-2017, trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đồng chủ trì Lễ công bố Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do IPU và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng.
Cùng dự có Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Saber Chowdhury; Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong; Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra; các Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu đến từ Quốc hội các nước châu Á-Thái Bình Dương; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Bộ tiêu chí này là công cụ quan trọng cung cấp cho các Nghị viện, với vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí và quyền lực của người dân thông qua hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng để đánh giá và sẵn sàng tham gia vào các Mục tiêu phát triển bền vững. Các Mục tiêu này vừa là mục tiêu hướng tới vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân và bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.
Đánh giá cao việc công bố Bộ tiêu chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây là khuôn khổ vững chắc để Quốc hội có thể tăng cường giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ, thông qua việc xem xét các báo cáo về triển khai Kế hoạch quốc gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nghị viện các nước nói chung và các Nghị sỹ Quốc hội nói riêng sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đầy đủ các Mục tiêu này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do IPU và UNDP xây dựng tuy không mang tính chất bắt buộc, nhưng sẽ là công cụ hiệu quả, là cơ sở khoa học giúp cho các Cơ quan lập pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện là bộ công cụ được thiết kế, nhằm giúp các nghị sỹ xác định các thực tiễn tốt, khoảng cách, cơ hội và bài học kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp cho các nghị sỹ thể chế hóa hiệu quả chương trình nghị sự mới và lồng ghép các mục tiêu vào quy trình lập pháp. Bộ công cụ này không mang tính luật định và được thiết kế phù hợp với tất cả các Nghị viện, không phân biệt hệ thống chính trị và mức độ phát triển.
Theo Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Bộ tiêu chí được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và Tây Ban Nha, xoay quanh các nội dung về 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030. Cấu trúc của Bộ tiêu chí gồm hai phần chính: Phần một là giới thiệu chung về các mục đích sẽ đạt đến, sự cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của các Nghị viện; Phần hai là các bộ câu hỏi về các Mục tiêu phát triển bền vững đang thực hiện như thế nào và tác động ra sao, kết quả thực hiện./.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Bộ tiêu chí này là công cụ quan trọng cung cấp cho các Nghị viện, với vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí và quyền lực của người dân thông qua hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng để đánh giá và sẵn sàng tham gia vào các Mục tiêu phát triển bền vững. Các Mục tiêu này vừa là mục tiêu hướng tới vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân và bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.
Đánh giá cao việc công bố Bộ tiêu chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây là khuôn khổ vững chắc để Quốc hội có thể tăng cường giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ, thông qua việc xem xét các báo cáo về triển khai Kế hoạch quốc gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nghị viện các nước nói chung và các Nghị sỹ Quốc hội nói riêng sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đầy đủ các Mục tiêu này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện do IPU và UNDP xây dựng tuy không mang tính chất bắt buộc, nhưng sẽ là công cụ hiệu quả, là cơ sở khoa học giúp cho các Cơ quan lập pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện là bộ công cụ được thiết kế, nhằm giúp các nghị sỹ xác định các thực tiễn tốt, khoảng cách, cơ hội và bài học kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp cho các nghị sỹ thể chế hóa hiệu quả chương trình nghị sự mới và lồng ghép các mục tiêu vào quy trình lập pháp. Bộ công cụ này không mang tính luật định và được thiết kế phù hợp với tất cả các Nghị viện, không phân biệt hệ thống chính trị và mức độ phát triển.
Theo Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Bộ tiêu chí được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và Tây Ban Nha, xoay quanh các nội dung về 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030. Cấu trúc của Bộ tiêu chí gồm hai phần chính: Phần một là giới thiệu chung về các mục đích sẽ đạt đến, sự cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của các Nghị viện; Phần hai là các bộ câu hỏi về các Mục tiêu phát triển bền vững đang thực hiện như thế nào và tác động ra sao, kết quả thực hiện./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Quốc hội Timor-Leste và Chủ tịch Hạ viện Philippines  (11/05/2017)
Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Nâng cao vai trò các nhà lập pháp trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững  (11/05/2017)
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước trong khu vực trên lĩnh vực biến đổi khí hậu  (11/05/2017)
Khối Thi đua các cơ quan của Đảng tổ chức Hội nghị tập huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2017  (11/05/2017)
Tổng Công ty điện lực miền Bắc: Phát động Tháng An toàn vệ sinh lao động lần thứ nhất năm 2017  (11/05/2017)
Chuẩn bị các nội dung quan trọng cho Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XIV  (11/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên