Chính phủ họp thường kỳ tháng Ba: Nhiều tín hiệu tốt của nền kinh tế
Sáng 03-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng và kết thúc quý đầu tiên của năm nay.
Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Tại phiên họp, sau khi đánh giá 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng nêu ra 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng tăng 0,9%, thấp hơn mức 0,99% cùng kỳ năm ngoái; tăng trưởng tín dụng đạt 3% so với 1,54% của quý 1 năm ngoái; xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43 tỷ USD, tăng 12,8%; các khu vực nông nghiệp, dịch vụ tăng cao hơn cùng kỳ; trong đó, nông nghiệp tăng 2,03%, trong khi cùng kỳ âm 1,31%.
Theo Thủ tướng, khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh với 3,2 triệu lượt; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh với số vốn đăng ký đạt trên 2,9 tỷ USD. Tính cả tăng vốn và mua cổ phần đạt trên 7,7 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó vốn thực hiện đạt cao: 3,62 tỷ USD.
Thu ngân sách cũng tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ; doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh, quý 1 đạt trên 26.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11% về số doanh nghiệp và 45,8% về vốn.
Điểm đáng chú ý là tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp thành lập mới tăng trên 270.000 tỷ đồng và doanh nghiệp tăng vốn là 325.000 tỷ đồng.
Một thông tin vui nữa là chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam do Nickey công bố đạt cao với 54,6%, tăng hơn tháng Ba vừa qua là 54,2% và cao hơn so với bình quân ASEAN là 50,9%.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đã có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành đạt từ khá trở lên dựa trên kết quả mà Phòng Thương mại và Công nghiệp vừa công bố về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI.
Tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn đề cập đến vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế hiện nay là tăng trưởng GDP quý 1 mới đạt 5,1%, là mức tăng thấp. Trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp. Nguyên nhân chính là khai thác dầu và công nghiệp chế tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Với xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%.
Đề cập đến các thành phần đóng góp vào GDP gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thuế, Thủ tướng cho rằng, cần tìm ra dư địa tăng trưởng để khắc phục tình trạng GDP quý 1 tăng thấp.
Cho rằng quý 1 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chỉ đạt 12,4% dự toán, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 16%, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu huy động vốn đầu tư toàn xã hội đặt ra tuy quyết liệt, nhưng thực hiện trong quý 1 cũng chỉ đạt 32%, là con số chưa cao.
Trong khi đó, cổ phần hóa doanh nghiệp chậm và chưa có doanh nghiệp lớn bán vốn, thoái vốn cổ phần hóa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông, cháy, nổ, phá rừng, xâm hại tình dục trẻ em… vẫn còn phức tạp và phải tiếp tục xử lý quyết liệt.
Tại phiên họp, Thủ tướng cũng đã phân tích tình hình thế giới diễn biến khó lường, nhiều nước có xu hướng bảo hộ mậu dịch, trong đó Mỹ có xu hướng bảo hộ mậu dịch và tăng lãi suất, có thể khiến xuất khẩu của nước ta gặp bất lợi. Nhất là Mỹ đang chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu, trong khi Việt Nam là 1 trong 16 nước xuất khẩu lớn vào Mỹ với nhập siêu vào Mỹ là gần 30 tỷ USD.
Cùng với đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều bị ảnh hưởng, khiến lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam bị giảm.
Với việc FED tuyên bố tiếp tục tăng lãi suất nhiều lần nữa từ nay đến cuối năm và năm 2018 có thể khiến USD tăng giá, gây sức ép lên lạm phát của nước ta và tạo sức ép lên tỷ giá và lãi suất và đồng Việt Nam. Trong khi đó, nghĩa vụ trả nợ của nước ta tăng thêm khoảng 4.560 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đặt vấn đề, phải tăng trưởng và kiềm chế lạm phát để đảm bảo được các cân đối vĩ mô như ngân sách Nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, thu nhập của người dân.
Do đó, Thủ tướng cho rằng cần có sự phản ứng chính sách chặt chẽ, linh hoạt, cả chính sách thương mại, chính sách tiền tệ và đặt biệt là theo dõi sát diễn biến tình hình để có biện pháp kịp thời và chủ động hơn. Trong đó có việc tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại; nâng cao năng lực nền kinh tế, kể cả công nghệ và quản lý.
Nhấn mạnh dư địa tăng trưởng còn lớn trong nhiều lĩnh vực, Thủ tướng cho rằng, nếu khai thác tốt, với quyết tâm cao sẽ tìm ra lối đi; trong đó, Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh huy động vốn đầu tư xã hội để thúc đẩy tăng trưởng.
Cũng tại phiên họp sáng nay, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đại diện Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam trình bày báo cáo chuyên đề về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.
Cũng trong sáng nay, trong phần thảo luận về công tác xây dựng thể chế, các thành viên Chính phủ nghe và cho ý kiến về các dự thảo: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn chuyển đổi Văn phòng Công chứng; Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động…/.
Việt Nam tham dự hội thảo về chính sách của chính quyền Trump  (03/04/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 27-3 đến ngày 02-4-2017  (03/04/2017)
Cần những giải pháp đồng bộ để ngành du lịch Bình Phước phát triển tương xứng với tiềm năng  (03/04/2017)
Cần những giải pháp đồng bộ để ngành du lịch Bình Phước phát triển tương xứng với tiềm năng  (03/04/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-3 đến ngày 02-4-2017)  (03/04/2017)
Mít tinh hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện" 07-4  (02/04/2017)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên