EU và ASEAN nhất trí khôi phục đàm phán về hiệp định FTA
21:10, ngày 10-03-2017
Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 10-3 tuyên bố hai bên sẽ nỗ lực khôi phục kế hoạch đàm phán về một Thỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) giữa hai khối trong bối cảnh EU đang tìm cách khai thác sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này.
Phát biểu tại thủ đô Manila của Philippines, Ủy viên thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom cho biết các quan chức cấp cao của EU và ASEAN đã quyết định thiết lập khuôn khổ cho việc tái khởi động các cuộc đàm phán về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, hai bên chưa đề ra khung thời gian cụ thể để tiến hành đàm phán.
Theo bà Cecilia Malmstrom, việc kết nối giữa EU và ASEAN, hai thị trường đang phát triển là một việc quan trọng và giúp xóa bỏ nhiều rào cản thương mại. Bà nhấn mạnh việc đạt được FTA giữa EU và ASEAN là mục tiêu lâu dài mà EU đã và đang thảo luận trong nhiều năm qua, đồng thời cho biết EU hiện đang triển khai những biện pháp nhằm tiến tới mục tiêu này.
Thỏa thuận thương mại với ASEAN sẽ kết nối EU với thị trường lớn thứ 7 trên thế giới này, một thị trường có sức tiêu dùng mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, nhất là ở Việt Nam và Philippines.
Khu vực ASEAN gồm 622 triệu dân và nền kinh tế trị giá 2.600 tỷ USD phát triển chủ yếu nhờ sức tiêu dùng, hoạt động xuất khẩu và chế tạo, là thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của EU.
Hồi năm 2007, EU và 10 nước thành viên ASEAN đã xúc tiến đàm phán về FTA. Tuy nhiên, tiến trình này bị hoãn lại vào năm 2009, do EU chọn cách tiến hành đàm phán song phương với từng nước ASEAN thay vì đàm phán với cả khối.
EU đã đạt được FTA riêng rẽ với Singapore và gần đây nhất là với Việt Nam nhưng thỏa thuận chưa được thực thi./.
Theo bà Cecilia Malmstrom, việc kết nối giữa EU và ASEAN, hai thị trường đang phát triển là một việc quan trọng và giúp xóa bỏ nhiều rào cản thương mại. Bà nhấn mạnh việc đạt được FTA giữa EU và ASEAN là mục tiêu lâu dài mà EU đã và đang thảo luận trong nhiều năm qua, đồng thời cho biết EU hiện đang triển khai những biện pháp nhằm tiến tới mục tiêu này.
Thỏa thuận thương mại với ASEAN sẽ kết nối EU với thị trường lớn thứ 7 trên thế giới này, một thị trường có sức tiêu dùng mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, nhất là ở Việt Nam và Philippines.
Khu vực ASEAN gồm 622 triệu dân và nền kinh tế trị giá 2.600 tỷ USD phát triển chủ yếu nhờ sức tiêu dùng, hoạt động xuất khẩu và chế tạo, là thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của EU.
Hồi năm 2007, EU và 10 nước thành viên ASEAN đã xúc tiến đàm phán về FTA. Tuy nhiên, tiến trình này bị hoãn lại vào năm 2009, do EU chọn cách tiến hành đàm phán song phương với từng nước ASEAN thay vì đàm phán với cả khối.
EU đã đạt được FTA riêng rẽ với Singapore và gần đây nhất là với Việt Nam nhưng thỏa thuận chưa được thực thi./.
Hội thảo quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”  (10/03/2017)
Quan hệ NATO - Mỹ liệu có còn như trước?  (10/03/2017)
Đại hội XII của Đảng và những quan điểm về an sinh xã hội  (10/03/2017)
Agribank cùng ngành ngân hàng tập trung vốn phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên  (10/03/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-02 đến ngày 05-3-2017)  (10/03/2017)
Tây Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư  (10/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay