Quan hệ NATO - Mỹ liệu có còn như trước?
21:07, ngày 10-03-2017
TCCSĐT - Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 5 tới, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên đã họp từ ngày 15 đến 16-02 tại Brussels (Bỉ) với nội dung chủ yếu là chi phí quốc phòng và chống khủng bố. Đây là hội nghị đầu tiên của NATO có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, dưới thời Tổng thống Donald Trump. Giới quan sát đặt câu hỏi “quan hệ NATO - Mỹ liệu có còn như trước” sau những phát ngôn gây “sốc” và việc triển khai chính sách an ninh đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ.
Từ quan điểm mới của Mỹ…
Tổng thống đắc cử Donald Trump từng chỉ trích NATO đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, cũng nhiều lần ông tuyên bố muốn giữ nguyên NATO nhưng sẽ buộc các nước này phải đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Ông D.Trump phàn nàn rằng, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương ứng.
Được biết, theo quy định của NATO, các quốc gia thành viên phải dành ít nhất 2% GDP cho chi phí quốc phòng, nhưng trên thực tế trong năm 2015, chỉ có 5 nước chấp hành đúng quy định này là Hy Lạp, Ba Lan, Estonia, Anh và Mỹ. Trong năm tài khóa 2015-2016, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tới con số 587 triệu USD và khoản nợ công lên đến 19,8 nghìn tỷ USD. Đây là một trong những lý do chính, khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cảm thấy đã đến lúc phải cắt giảm bớt khoản tiền dành cho NATO, đồng thời yêu cầu 27 quốc gia thành viên phải bỏ ra số tiền đúng 2%/GDP như quy định.
Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định chính quyền mới vẫn coi trọng NATO, nhưng Mỹ không bám giữ vào NATO bằng mọi giá như trước mà đòi hỏi các thành viên phải chấp nhận trả giá đắt hơn. Ông J.Mattis nhấn mạnh, Mỹ “sẽ phải thay đổi cam kết của mình” đối với NATO nếu các nước thành viên khác không đáp ứng được đòi hỏi về nghĩa vụ đóng góp. “Sẽ không có chuyện người dân Mỹ è cổ đóng thuế để Chính phủ Mỹ đóng góp phần “lớn bất thường” trong việc bảo vệ các giá trị phương Tây”, ông J. Mattis tuyên bố: “Mỹ không thể quan tâm đến việc bảo vệ an ninh cho thế hệ con cháu của các bạn hơn chính bản thân các bạn”.
Bình luận về tuyên bố cắt giảm bớt khoản tiền dành cho NATO và yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ ra số tiền đúng 2%/GDP như quy định của ông D.Trump, nhà phân tích Janathan Pollack của Viện Brookings bày tỏ “lo ngại sâu sắc về cái mà một nhiệm kỳ Tổng thống của ông D.Trump sẽ để lại”, còn nhà nghiên cứu Robert Manning của Viện Atlantic thì cho rằng ông D.Trump “về cơ bản là không hiểu gì về các đồng minh của Mỹ”.
Giám đốc của Tổ chức Bruges Group tại London, ông Robert Oulds, nhận xét: Ông D.Trump đang đưa ra một thử thách cho các quốc gia châu Âu khi kêu gọi họ chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng. Theo những gì ông D. Trump nói, nếu châu Âu không đáp ứng thử thách này, Mỹ sẽ tách ra khỏi NATO. Đây có thể coi là sự biểu hiện rõ nét nhất về rạn nứt trong nội bộ NATO. Vì thế, NATO có thể không còn là sự cần thiết chung đối với tất cả mà đã trở thành món hàng “mặc cả”. Hội nghị lần này càng bộc lộ tình trạng bế tắc của NATO về định hướng chiến lược cho tương lai, đâu là ưu tiên, Đông tiến hay đối phó với IS, chưa kể đến việc mở rộng không gian ảnh hưởng của liêm minh này như thế nào.
Đến những thay đổi của châu Âu…
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang đứng trước thời khắc then chốt về sự lớn mạnh và đoàn kết của Liên minh này. Tuy nhiên, ông J.Stoltenberg vẫn tin tưởng vững chắc vào mối quan hệ quân sự xuyên Đại Tây Dương khi tuyên bố ưu tiên hàng đầu đối với NATO là tăng chi tiêu quốc phòng và nhấn mạnh, các quốc gia NATO đang cố gắng chấm dứt tình trạng cắt giảm ngân sách quốc phòng kéo dài nhiều năm qua.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: Chi tiêu quốc phòng của các thành viên châu Âu thuộc NATO và Canađa trong năm 2016 đã tăng khoảng 3,8%, tương đương khoảng 10 tỷ USD so với năm 2015. Điều này đang tạo nên sự khác biệt và chúng ta phải tiếp tục giữ được đà này. Lời khẳng định của Tổng Thư ký NATO được đưa ra sau khi những lo ngại nổi lên trong nội bộ các nước thành viên NATO gần đây về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donal Trump có thể không bảo vệ đồng minh nếu họ từ chối chia sẻ gánh nặng tài chính. Trên thực tế không có nước thành viên NATO nào ở châu Âu muốn đánh mất sự bảo vệ của Mỹ - quốc gia đóng góp chi tiêu quân sự nhiều nhất cho khối, chiếm khoảng 70%. Trong năm 2016, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn tất cả các nước NATO khác cộng lại.
Để đối phó với tình huống xấu có thể xảy ra, trước đó, ngày 10-11-2016, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đã kêu gọi EU thành lập một lực lượng quân đội châu Âu khi ông nói rằng: chúng ta phải cảm ơn người Mỹ rất nhiều… nhưng họ sẽ không chăm lo cho nền an ninh châu Âu mãi mãi. Chúng ta phải tự bảo vệ mình, điều này giải thích tại sao chúng ta cần một cách thức mới để xây dựng một nền an ninh EU mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập một lực lượng quân đội châu Âu.
Sau tuyên bố của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker, giới chuyên gia cho rằng: điều này cho thấy EU không còn là “một dự án hòa bình khi họ bắt đầu phát triển lực lượng vũ trang”. Tuy nhiên, ông Alexander Khrolenko, một nhà phân tích chính trị, nhận định rằng, NATO sẽ không có nhiều thay đổi lớn trong mối quan hệ với Lầu Năm góc khi chỉ ra rằng, hệ thống chính sách của nước Mỹ sẽ không thể thay đổi chỉ theo quyết định của cá nhân Tổng thống Mỹ.
Theo nhà phân tích này, ông D. Trump không nhất quyết phải tuân thủ hoàn toàn theo những gì mình đã cam kết trong chiến dịch tranh cử. Bởi nhìn vào sự phát triển các lực lượng quân sự và sự thực thi những chiến lược phù hợp với lợi ích kinh tế quốc gia, Lầu Năm góc và NATO sẽ vẫn là ưu tiên trong chính sách của Mỹ. Cho dù ông D. Trump có khát vọng thay đổi lớn như thế nào, chiến lược quân sự quốc gia đối đầu với Nga cũng sẽ không thay đổi. “Nhà Trắng sẽ là nơi cuối cùng trên trái đất đưa ra các kế hoạch từ bỏ đồng minh”, chuyên gia phân tích chính trị Alexander Khrolenko nhấn mạnh. Nói về mối quan hệ của Washington và NATO với Nga, vị chuyên gia này lập luận, nó đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi lực lượng đồng minh mở rộng về phía Đông. Do vậy, việc vừa hàn gắn quan hệ với Nga trong khi vẫn triển khai quân đội NATO dọc theo biên giới nước này là điều không thực tế. Vì thế, nhà phân tích chính trị này tỏ ra nghi ngờ về việc sẽ có những biến động quân sự và chính trị lớn tại châu Âu sau khi ông D. Trump nhậm chức, cho dù khả năng cắt giảm hiện diện quân sự của Mỹ tại nước ngoài vẫn có thể xảy ra. Ông nói thêm: “Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các đồng minh NATO với việc gia tăng nguồn cung vũ khí”.
Chuyên gia Khrolenko cũng nhắc đến Pierre Picard, một khoa học gia chính trị người Pháp đã cho rằng: “Hướng đi chính trị của ông D.Trump sẽ là thỏa thuận với những cường quốc lớn, bao gồm cả Nga và Trung Quốc; đồng ý chia sẻ vai trò địa chính trị, cùng lúc duy trì hòa bình tại Mỹ trong một cân bằng thế giới mới - điều này có thể làm giảm bớt đáng kể nguy cơ các xung đột xảy ra”. Ông Khrolenko khẳng định rằng, các lợi ích kinh tế cũng như chiến lược “ngăn chặn và mở rộng” lâu dài của Washington sẽ không cho phép tân Tổng thống tiến hành những thay đổi “sốc” với nền tảng chính trị - quân sự của nước Mỹ.
Và những khó khăn cần tháo gỡ…
Mặc dù bức tranh kinh tế NATO vẫn còn nhiều mảng tối do hệ quả của cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhưng việc các quốc gia thành viên tự cải thiện năng lực quốc phòng cũng được cho là điều cần thiết, trong bối cảnh các nước phải đối mặt với các thách thức an ninh như quan hệ với Nga, đối phó với IS và khủng hoảng nhập cư.
Đức - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Âu cho rằng, chia sẻ gánh nặng với Mỹ là cách thức để các nước thành viên NATO kiểm soát khủng hoảng. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh: việc Mỹ kêu gọi Đức và châu Âu chia sẻ gánh nặng là một yêu cầu chính đáng. Nếu muốn kiểm soát các cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt như khủng bố hay đảm bảo năng lực quốc phòng của liên minh, chúng ta phải chia sẻ cùng nhau. Vì thế, bên cạnh vấn đề ngân sách quốc phòng, tại cuộc họp hai ngày này, các nước thành viên NATO cũng muốn tìm kiếm một lập trường thống nhất chung của khối trong mối quan hệ với Nga. Theo đó, chương trình nghị sự của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO lần này chính là để chuẩn bị đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Brussels vào tháng 5 tới, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Như vậy, NATO trong quá trình tồn tại và phát triển đã có những chuyển biến phức tạp, âm ỷ bên trong; Mỹ đã và đang mất dần vị trí “thống trị” trong khối do các thành viên châu Âu mạnh dần lên, xuất hiện những bất đồng về quan điểm và cách tiếp cận các vấn đề quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, về bản chất, Liên minh này vẫn là trụ cột quân sự của Mỹ, châu Âu nên những thay đổi trong Liên minh từ 2010 đến nay vẫn chủ yếu mang tính chất điều hoà lợi ích các bên cho phù hợp hơn trong bối cảnh mới.
Giờ đây, tham vọng thay đổi quan điểm đối ngoại quân sự của Tổng thống Mỹ Donal Trump và những lợi ích địa - chính trị của Washington - Brussels đang có sự cọ sát, khiến sự tồn tại và phát triển của NATO càng cần phải thay đổi hơn nữa. Tuy nhiên, theo giới phân tích câu trả lời quan hệ NATO - Mỹ có thể sẽ không còn như trước, nhưng theo kịch bản nào, hiện vẫn còn khó đoán định./.
Tổng thống đắc cử Donald Trump từng chỉ trích NATO đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, cũng nhiều lần ông tuyên bố muốn giữ nguyên NATO nhưng sẽ buộc các nước này phải đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Ông D.Trump phàn nàn rằng, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương ứng.
Được biết, theo quy định của NATO, các quốc gia thành viên phải dành ít nhất 2% GDP cho chi phí quốc phòng, nhưng trên thực tế trong năm 2015, chỉ có 5 nước chấp hành đúng quy định này là Hy Lạp, Ba Lan, Estonia, Anh và Mỹ. Trong năm tài khóa 2015-2016, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tới con số 587 triệu USD và khoản nợ công lên đến 19,8 nghìn tỷ USD. Đây là một trong những lý do chính, khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cảm thấy đã đến lúc phải cắt giảm bớt khoản tiền dành cho NATO, đồng thời yêu cầu 27 quốc gia thành viên phải bỏ ra số tiền đúng 2%/GDP như quy định.
Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định chính quyền mới vẫn coi trọng NATO, nhưng Mỹ không bám giữ vào NATO bằng mọi giá như trước mà đòi hỏi các thành viên phải chấp nhận trả giá đắt hơn. Ông J.Mattis nhấn mạnh, Mỹ “sẽ phải thay đổi cam kết của mình” đối với NATO nếu các nước thành viên khác không đáp ứng được đòi hỏi về nghĩa vụ đóng góp. “Sẽ không có chuyện người dân Mỹ è cổ đóng thuế để Chính phủ Mỹ đóng góp phần “lớn bất thường” trong việc bảo vệ các giá trị phương Tây”, ông J. Mattis tuyên bố: “Mỹ không thể quan tâm đến việc bảo vệ an ninh cho thế hệ con cháu của các bạn hơn chính bản thân các bạn”.
Bình luận về tuyên bố cắt giảm bớt khoản tiền dành cho NATO và yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ ra số tiền đúng 2%/GDP như quy định của ông D.Trump, nhà phân tích Janathan Pollack của Viện Brookings bày tỏ “lo ngại sâu sắc về cái mà một nhiệm kỳ Tổng thống của ông D.Trump sẽ để lại”, còn nhà nghiên cứu Robert Manning của Viện Atlantic thì cho rằng ông D.Trump “về cơ bản là không hiểu gì về các đồng minh của Mỹ”.
Giám đốc của Tổ chức Bruges Group tại London, ông Robert Oulds, nhận xét: Ông D.Trump đang đưa ra một thử thách cho các quốc gia châu Âu khi kêu gọi họ chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng. Theo những gì ông D. Trump nói, nếu châu Âu không đáp ứng thử thách này, Mỹ sẽ tách ra khỏi NATO. Đây có thể coi là sự biểu hiện rõ nét nhất về rạn nứt trong nội bộ NATO. Vì thế, NATO có thể không còn là sự cần thiết chung đối với tất cả mà đã trở thành món hàng “mặc cả”. Hội nghị lần này càng bộc lộ tình trạng bế tắc của NATO về định hướng chiến lược cho tương lai, đâu là ưu tiên, Đông tiến hay đối phó với IS, chưa kể đến việc mở rộng không gian ảnh hưởng của liêm minh này như thế nào.
Đến những thay đổi của châu Âu…
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang đứng trước thời khắc then chốt về sự lớn mạnh và đoàn kết của Liên minh này. Tuy nhiên, ông J.Stoltenberg vẫn tin tưởng vững chắc vào mối quan hệ quân sự xuyên Đại Tây Dương khi tuyên bố ưu tiên hàng đầu đối với NATO là tăng chi tiêu quốc phòng và nhấn mạnh, các quốc gia NATO đang cố gắng chấm dứt tình trạng cắt giảm ngân sách quốc phòng kéo dài nhiều năm qua.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: Chi tiêu quốc phòng của các thành viên châu Âu thuộc NATO và Canađa trong năm 2016 đã tăng khoảng 3,8%, tương đương khoảng 10 tỷ USD so với năm 2015. Điều này đang tạo nên sự khác biệt và chúng ta phải tiếp tục giữ được đà này. Lời khẳng định của Tổng Thư ký NATO được đưa ra sau khi những lo ngại nổi lên trong nội bộ các nước thành viên NATO gần đây về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donal Trump có thể không bảo vệ đồng minh nếu họ từ chối chia sẻ gánh nặng tài chính. Trên thực tế không có nước thành viên NATO nào ở châu Âu muốn đánh mất sự bảo vệ của Mỹ - quốc gia đóng góp chi tiêu quân sự nhiều nhất cho khối, chiếm khoảng 70%. Trong năm 2016, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn tất cả các nước NATO khác cộng lại.
Để đối phó với tình huống xấu có thể xảy ra, trước đó, ngày 10-11-2016, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đã kêu gọi EU thành lập một lực lượng quân đội châu Âu khi ông nói rằng: chúng ta phải cảm ơn người Mỹ rất nhiều… nhưng họ sẽ không chăm lo cho nền an ninh châu Âu mãi mãi. Chúng ta phải tự bảo vệ mình, điều này giải thích tại sao chúng ta cần một cách thức mới để xây dựng một nền an ninh EU mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập một lực lượng quân đội châu Âu.
Sau tuyên bố của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker, giới chuyên gia cho rằng: điều này cho thấy EU không còn là “một dự án hòa bình khi họ bắt đầu phát triển lực lượng vũ trang”. Tuy nhiên, ông Alexander Khrolenko, một nhà phân tích chính trị, nhận định rằng, NATO sẽ không có nhiều thay đổi lớn trong mối quan hệ với Lầu Năm góc khi chỉ ra rằng, hệ thống chính sách của nước Mỹ sẽ không thể thay đổi chỉ theo quyết định của cá nhân Tổng thống Mỹ.
Theo nhà phân tích này, ông D. Trump không nhất quyết phải tuân thủ hoàn toàn theo những gì mình đã cam kết trong chiến dịch tranh cử. Bởi nhìn vào sự phát triển các lực lượng quân sự và sự thực thi những chiến lược phù hợp với lợi ích kinh tế quốc gia, Lầu Năm góc và NATO sẽ vẫn là ưu tiên trong chính sách của Mỹ. Cho dù ông D. Trump có khát vọng thay đổi lớn như thế nào, chiến lược quân sự quốc gia đối đầu với Nga cũng sẽ không thay đổi. “Nhà Trắng sẽ là nơi cuối cùng trên trái đất đưa ra các kế hoạch từ bỏ đồng minh”, chuyên gia phân tích chính trị Alexander Khrolenko nhấn mạnh. Nói về mối quan hệ của Washington và NATO với Nga, vị chuyên gia này lập luận, nó đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi lực lượng đồng minh mở rộng về phía Đông. Do vậy, việc vừa hàn gắn quan hệ với Nga trong khi vẫn triển khai quân đội NATO dọc theo biên giới nước này là điều không thực tế. Vì thế, nhà phân tích chính trị này tỏ ra nghi ngờ về việc sẽ có những biến động quân sự và chính trị lớn tại châu Âu sau khi ông D. Trump nhậm chức, cho dù khả năng cắt giảm hiện diện quân sự của Mỹ tại nước ngoài vẫn có thể xảy ra. Ông nói thêm: “Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các đồng minh NATO với việc gia tăng nguồn cung vũ khí”.
Chuyên gia Khrolenko cũng nhắc đến Pierre Picard, một khoa học gia chính trị người Pháp đã cho rằng: “Hướng đi chính trị của ông D.Trump sẽ là thỏa thuận với những cường quốc lớn, bao gồm cả Nga và Trung Quốc; đồng ý chia sẻ vai trò địa chính trị, cùng lúc duy trì hòa bình tại Mỹ trong một cân bằng thế giới mới - điều này có thể làm giảm bớt đáng kể nguy cơ các xung đột xảy ra”. Ông Khrolenko khẳng định rằng, các lợi ích kinh tế cũng như chiến lược “ngăn chặn và mở rộng” lâu dài của Washington sẽ không cho phép tân Tổng thống tiến hành những thay đổi “sốc” với nền tảng chính trị - quân sự của nước Mỹ.
Và những khó khăn cần tháo gỡ…
Mặc dù bức tranh kinh tế NATO vẫn còn nhiều mảng tối do hệ quả của cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhưng việc các quốc gia thành viên tự cải thiện năng lực quốc phòng cũng được cho là điều cần thiết, trong bối cảnh các nước phải đối mặt với các thách thức an ninh như quan hệ với Nga, đối phó với IS và khủng hoảng nhập cư.
Đức - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Âu cho rằng, chia sẻ gánh nặng với Mỹ là cách thức để các nước thành viên NATO kiểm soát khủng hoảng. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh: việc Mỹ kêu gọi Đức và châu Âu chia sẻ gánh nặng là một yêu cầu chính đáng. Nếu muốn kiểm soát các cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt như khủng bố hay đảm bảo năng lực quốc phòng của liên minh, chúng ta phải chia sẻ cùng nhau. Vì thế, bên cạnh vấn đề ngân sách quốc phòng, tại cuộc họp hai ngày này, các nước thành viên NATO cũng muốn tìm kiếm một lập trường thống nhất chung của khối trong mối quan hệ với Nga. Theo đó, chương trình nghị sự của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO lần này chính là để chuẩn bị đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Brussels vào tháng 5 tới, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Như vậy, NATO trong quá trình tồn tại và phát triển đã có những chuyển biến phức tạp, âm ỷ bên trong; Mỹ đã và đang mất dần vị trí “thống trị” trong khối do các thành viên châu Âu mạnh dần lên, xuất hiện những bất đồng về quan điểm và cách tiếp cận các vấn đề quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, về bản chất, Liên minh này vẫn là trụ cột quân sự của Mỹ, châu Âu nên những thay đổi trong Liên minh từ 2010 đến nay vẫn chủ yếu mang tính chất điều hoà lợi ích các bên cho phù hợp hơn trong bối cảnh mới.
Giờ đây, tham vọng thay đổi quan điểm đối ngoại quân sự của Tổng thống Mỹ Donal Trump và những lợi ích địa - chính trị của Washington - Brussels đang có sự cọ sát, khiến sự tồn tại và phát triển của NATO càng cần phải thay đổi hơn nữa. Tuy nhiên, theo giới phân tích câu trả lời quan hệ NATO - Mỹ có thể sẽ không còn như trước, nhưng theo kịch bản nào, hiện vẫn còn khó đoán định./.
Đại hội XII của Đảng và những quan điểm về an sinh xã hội  (10/03/2017)
Agribank cùng ngành ngân hàng tập trung vốn phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên  (10/03/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-02 đến ngày 05-3-2017)  (10/03/2017)
Tây Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư  (10/03/2017)
Tây Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư  (10/03/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên