Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga
Ngày 21-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng bà Matviyenko sang thăm Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội, Chính phủ và nhân dân hai nước.
Vui mừng gặp lại Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matviyenko, Thủ tướng nêu rõ, người dân Việt Nam và Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Việt Nam luôn ưu tiên củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ hài lòng nhận thấy mối quan hệ chính trị đặc biệt tin cậy giữa hai nước tiếp tục được duy trì và củng cố thông qua trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao; hai bên cũng duy trì phối hợp chặt chẽ bên lề các hội nghị quốc tế.
Vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Nga, Thủ tướng cũng chúc mừng kết quả hội đàm thành công giữa Chủ tịch Hội đồng Liên bang Matviyenko và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tiếp tục cơ chế trao đổi đoàn các cấp; đa dạng hóa các kênh hợp tác giữa hai Quốc hội và giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.
Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao hai nước đang phối hợp thống nhất nội dung và triển khai hiệu quả Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên năm 2017 để đưa quan hệ hợp tác hai nước đi vào thực chất, hiệu quả và toàn diện hơn.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị, để tạo bước đột phá nhằm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2020, các bộ, ngành chức năng hai bên cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Thủ tướng mong muốn Quốc hội Nga phát huy vai trò giám sát triển khai thực hiện Hiệp định, hỗ trợ sớm ban hành các văn bản nội bộ cần thiết cho việc thực thi Hiệp định theo quy định của luật pháp Nga.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Quốc hội Nga ủng hộ và quan tâm thúc đẩy để hai bên sớm ký kết thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga các mặt hàng nông, thủy sản.
Việt Nam mong muốn Quốc hội và các cơ quan chức năng và các địa phương liên quan của Nga hỗ trợ triển khai dự án Khu công nghiệp nhẹ Việt Nam, các dự án đầu tư của Tập đoàn TH True Milk cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Nga nói chung.
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai các dự án hợp tác về dầu khí, Việt Nam ủng hộ Nga tham gia tích cực vào các dự án năng lượng lớn (thủy điện, năng lượng tải tạo) cũng như các dự án hạ tầng (đường sắt, tàu điện ngầm) tại Việt Nam.
Việt Nam khẳng định luôn coi Nga là đối tác ưu tiên trong hợp tác kỹ thuật quân sự và mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga về quốc phòng-an ninh.
Thủ tướng cảm ơn Quốc hội và Chính phủ Nga tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nhân lực và dự kiến tăng số học bổng cấp cho Việt Nam lên 1.000 suất/năm. Hai bên có thể tiếp tục nghiên cứu xây dựng Trường Đại học của Nga và tiếp tục giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam.
Phía Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực để tổ chức thành công Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2017.
Thủ tướng cho biết, để tạo thuận lợi cho khách du lịch Nga, Việt Nam đã áp dụng cấp visa điện tử cho công dân Nga và bày tỏ hy vọng, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đánh giá cao sự hợp tác giữa các địa phương hai nước thông qua kênh kết nối của Hội đồng Liên bang Nga, Thủ tướng hy vọng kênh kết nối này sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, nhất là trong các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, giao lưu nhân dân…
Tại buổi tiếp, Thủ tướng cảm ơn và đề nghị phía Nga tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nga cư trú và kinh doanh ổn định, hợp pháp, lâu dài tại Nga và hòa nhập với nước sở tại.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matviyenko bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam, gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau chuyến thăm của Thủ tướng và Đoàn Cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Nga tháng 5-2016.
Trân trọng chúc mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại, bà Matviyenko khẳng định mục đích chuyến thăm lần này tới Việt Nam nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội và nhân dân Việt Nam trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bà Matviyenko cho rằng, Việt Nam hiện đang có tốc độ phát triển thuộc loại cao nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều này thể hiện đường lối đúng đắn và tính hiệu quả trong các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Nhấn mạnh đến lịch sử mối quan hệ truyền thống hết sức tốt đẹp và thắm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Nga, bà Matviyenko bày tỏ hài lòng với sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga đề nghị hai bên tiếp tục khai thác mạnh mẽ các tiềm năng của mỗi bên để phát huy cao nhất quan hệ Đối tác chiến lược.
Ngoài ra, hai nước cần duy trì và tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn Cấp cao; Chính phủ hai nước cần phối hợp nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế thương mại cho tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Bà Matviyenko cũng đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa trao đổi văn hóa, ngoại giao nhân dân; đa dạng hóa hợp tác kinh tế thương mại nhằm khai thác và tận dụng có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Liên bang Nga mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lọc, hóa dầu, khí hóa lỏng là những thế mạnh của Nga.
Ngoài ra, hai bên cũng có thể xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, trao đổi hàng hóa nông sản, lương thực thực phẩm bởi hai nước đều là những thị trường tiềm năng.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo với nhiều thế hệ lưu học sinh Việt Nam đã từng học tập, sinh sống tại Nga trong nhiều năm qua.
Bà Matviyenko cho biết, Liên bang Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo, giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam và mong muốn phía Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sự kiện Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2017.
Bà Matviyenko cho biết, phía Nga rất coi trọng các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam và mong muốn Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện để các dự án, chương trình hợp tác đầu tư này hoạt động hiệu quả, góp phần đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào thực chât và hiệu quả hơn./.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm chính thức Thái Lan  (21/02/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13-02 đến ngày 19-02-2017)  (21/02/2017)
APEC 2017: Phiên họp chính thức Tiểu ban về thủ tục hải quan  (21/02/2017)
Việt Nam-Indonesia phát triển sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị  (21/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên