Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao nhóm G20
Tối 16-02 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị thế giới ở thành phố Bonn (Đức).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao của nước chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017.
Chủ đề của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 năm nay là “Định hình trật tự toàn cầu - chính sách đối ngoại vượt ra khỏi khuôn khổ quản lý khủng hoảng”. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận 3 vấn đề: Thúc đẩy thực hiện Nghị sự 2030; Duy trì hòa bình trong bối cảnh mới; Hợp tác, hỗ trợ châu Phi. Đây đều là những vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế, có tác động đến sự ổn định và phát triển bền vững ở nhiều quốc gia và khu vực.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 năm nay là sự kiện lớn đầu tiên mà ông Sigmar Gabriel đảm nhận vai trò tổ chức trên cương vị mới, kể từ khi thay ông Frank - Walter Steinmeier làm Bộ trưởng Ngoại giao Đức từ cuối tháng 01 vừa qua. Đây cũng là sự kiện ngoại giao đầu tiên của tân Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson.
Năm nay, Đức giữ vai trò là Chủ tịch của G20. Bên cạnh các thành viên chính thức, G20 còn mời nhiều đối tác là các tổ chức, thể chế quốc tế cùng tham gia chương trình nghị sự, trong đó có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao của nước chủ nhà APEC 2017. Đây cũng là lần đầu tiên nước chủ nhà “Năm APEC” không phải là thành viên G20 được mời dự hội nghị G20. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò, vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời cho thấy những đóng góp chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong các công việc của khu vực và thế giới.
Kéo dài trong hai ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 được coi là bước chuẩn bị quan trọng cho Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới tại Hamburg.
G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP) và Liên minh châu Âu (EU). Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italia và Canada cùng một số thành viên khác trong EU và các nước Argentina, Australia, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, México, Nga, Arabia Saudia, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong điều kiện rất phức tạp và khó khăn của kinh tế thế giới những năm qua, cùng với các thể chế quốc tế khác, G20 đã đóng góp tích cực vào việc tái lập và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu và thúc đẩy kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng thông qua phối hợp chính sách trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài khóa, tiền tệ, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, thúc đẩy đầu tư và thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, G20 cũng triển khai nhiều sáng kiến, chương trình hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hướng tới sự ổn định, bền vững của kinh tế toàn cầu như phát triển cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ các nước chậm phát triển, chống dịch bệnh, bình đẳng giới, chống tham nhũng.../.
Tàu Hải quân Singapore tới Cảng quốc tế Cam Ranh thăm Việt Nam  (17/02/2017)
Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Singapore trong lĩnh vực cải cách tư pháp  (17/02/2017)
Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1  (17/02/2017)
Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn công dân gương mẫu tỉnh Thanh Hóa  (17/02/2017)
Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước  (17/02/2017)
Việt Nam phối hợp với Malaysia điều tra vụ sát hại công dân Triều Tiên  (17/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên