Quảng Trị hướng về biên giới
Tỉnh Quảng Trị có 28 xã, 2 thị trấn nằm trên tuyến biên giới dài 206 km giáp với 2 tỉnh Sa-van-na-khẹt, Sa-la-van (CHDCND Lào) và trên tuyến bờ biển dài 75 km và huyện đảo Cồn Cỏ. Trước khi tái lập tỉnh (1989),kinh tế của các xã trên hai tuyến biên phòng, hải đảo vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn. Đời sống kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào lúc giáp hạt; tỷ lệ hộ đói nghèo cao (trên 70%). Mức hưởng thụ các dịch vụ văn hoá, tinh thần rất hạn chế, trình độ dân trí thấp, vẫn còn người mù chữ và tái mù chữ. Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên còn khá phổ biến. Các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chưa được củng cố vững mạnh và hoạt động kém hiệu quả.
Với tinh thần "Hướng về biên giới", Quảng Trị đã tích cực triển khai thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo tinh thần Quyết định số 16 ngày 22-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), phát huy vai trò nòng cốt của bộ đội biên phòng, huy động được sức mạnh tổng hợp, tạo phong trào quần chúng sâu rộng, với những bước đi, cách làm sáng tạo, mang lại những hiệu quả thiết thực:
Cán bộ và nhân dân huyện biên giới Hướng Hoá (Quảng Trị) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, và Đồn Biên phòng 617 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới. |
- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu cho các xã, thị trấn biên giới, biển đảo. Những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, tuyến đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường miền núi, ven biển, khu thương mại đặc biệt Lao Bảo… đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế các xã vùng bản và vùng bãi ngang phát triển. Tập trung triển khai các nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, gắn định canh, định cư với kinh tế mới; gắn bảo vệ môi trường, phòng ngừa thiên tai với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng tuyến biên giới an toàn, hữu nghị. Đặc biệt là đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách khơi dậy các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển, tạo thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm khai thác tốt tiềm năng về rừng, biển, chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp, các lợi thế về thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu; từng bước chăm lo phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.
- Coi trọng công tác tuyên truyền vận động để các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới nhận rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; ý thức về quốc gia, quốc giới, về chủ quyền lãnh thổ, các chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với khu vực biên giới, các chính sách dân tộc, tôn giáo...Từ đó, mỗi người dân nâng cao ý thức trách nhiệm công dân đối với chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình kết nghĩa, đỡ đầu giữa các địa phương, đơn vị với đồng bào vùng biên giới. Tổ chức phong trào “quần chúng tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn (bản)” và “Kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới”.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công cán bộ chủ chốt bám cơ sở, tháo gỡ những khó khăn cụ thể, tập trung củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể.
Các sỹ quan biên phòng đã thể hiện vai trò không thể thiếutrong việc góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp đỡ thiết thực đối với đội ngũ cán bộ của xã về chuyên môn, nghiệp vụ công tác, thay đổi đáng kể phong cách, lề lối làm việc, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ, phát triển đảng viên, tham gia có hiệu quả trong việc chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội và đẩy mạnh phong trào quần chúng xây dựng, bảo vệ biên giới.
Bảo vệ biên giới là sự nghiệp của toàn dân
Để giữ yên biên giới và thúc đẩy hoạt động của Ngày Biên phòng toàn dân phát triển lên một bước mới trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị xác định:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, quán triệt nhiệm vụ bảo vệ biên giới là sự nghiệp của toàn dân. Trong đó, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân những nội dung chủ yếu của hai nhiệm vụ chiến lược. Tập trung tuyên truyền sâu rộng quan điểm, mục tiêu, đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược của Đảng và Nhà nước về các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, biển đảo. Tuyên truyền đậm nét các văn bản pháp lý về biên giới quốc gia.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác xây dựng và bảo vệ biên giới. Cụ thể hoá các nội dung Ngày Biên phòng toàn dân bằng các chương trình, kế hoạch sát đúng, phù hợp với thực tiễn đặt ra và hướng về cơ sở. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn biên giới, biển, đảo; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở các địa bàn trọng điểm, địa bàn yếu kém, phức tạp về an ninh trật tự; quan tâm phát hiện, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ kết hợp với việc đưa trí thức trẻ về các xã vùng biên.
3. Tích cực phát động và triển khai có hiệu quả phong trào đoàn kết giúp đỡ, hỗ trợ của các ban ngành, các huyện, các xã/ phường đồng bằng đối với các xã miền núi, xã biên giới. Tổ chức phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang, các cơ quan chức năng đứng chân trên khu vực biên giới nhằm xây dựng phong trào phát triển toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu và có tác dụng thiết thực.
4. Củng cố, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khu vực biên giới, bờ biển và hải đảo vững mạnh toàn diện. Chú trọng thực hiện tốt chương trình sắp xếp ổn định dân cư ở khu vực biên giới. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, đầu tư dạy nghề cho nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư, phát huy thế mạnh tại chỗ. Thực hiện tốt các chương trình xoá đói, giảm nghèo, chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Đẩy mạnh cuộc vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” để xây dựng nhà cho người nghèo và 1 số phòng học, trạm xá thuộc các xã biên giới, hải đảo.
5. Tăng cường hợp tác đối ngoại với 2 tỉnh bạn Lào, nâng cao chất lượng đối ngoại nhân dân ở khu vực biên giới, nhân rộng mô hình kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới, nhằm nắm chắc tình hình hình, kịp thời chủ động xử lý các tình huống xảy ra; giữ gìn an ninh, trật tự, tạo môi trường biên giới ổn định, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào ngày càng phát triển.
6. Xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức..., thực sự là lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong mọi tình huống./.
Tăng cường hợp tác, liên kết ASEAN  (02/03/2009)
Hội nghị cấp cao ASEAN 14 kết thúc tốt đẹp  (01/03/2009)
Thực hiện giá điện mới từ 1-3-2009  (01/03/2009)
Tăng cường sức mạnh ASEAN, vượt qua khủng hoảng tài chính  (01/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên