Thủ tướng thăm Cảng Đà Nẵng và Trung tâm cứu nạn hàng hải Khu vực II
00:11, ngày 01-01-2017
Nhân dịp công tác tại Đà Nẵng, chiều 31-12-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên, người lao động tại Cảng Đà Nẵng và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Khu vực II.
Với vị trí vô cùng thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Cảng Đà Nẵng được xem là càng biển có quy mô hiện đại và quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam. Nằm trong Vịnh Đà Nẵng rộng 12 km2 với độ sâu tối đa 17m, Cảng Đà Nẵng được bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.
Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng đến 50.000 DWT và sở hữu hệ thống giao thông đường bộ khá tốt nối liền thông suốt với ga hàng không, ga đường sắt. Cảng biển này cũng được coi là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Hiện tại, Cảng Đà Nẵng định hướng phát triển theo 2 trụ cột chính là dịch vụ khai thác cảng, phục vụ tàu container, tàu khách, tàu chuyên dụng trọng tải lớn và dịch vụ logistics.
Trong suốt 5 năm vừa qua, nhất là sau 2 năm cổ phần hóa, Cảng Đà Nẵng luôn giữ được sự tăng trưởng mạnh mẽ bình quân hàng năm là 13%, riêng mặt hàng container luôn tăng trưởng ổn định ở mức 22%/ năm.
Năm 2016, sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng chính thức đạt mốc 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2015. Số lượng tàu khách qua Cảng năm 2016 đạt 70 tàu, tăng 23% so với năm 2015.
Trong giai đoạn 2016-2020, Cảng Đà Nẵng có kế hoạch đầu tư nâng cấp trở thành "Cảng xanh” (Green port) và hiện đại nhất khu vực miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Cảng dự kiến đầu tư 2.200 tỷ đồng trong giai đoạn sắp tới, tập trung vào xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.
Cảng Đà Nẵng cũng đã tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, với phương châm Năng suất - An toàn - Hiệu quả; kêu gọi, khuyến khích công nhân, cán bộ làm việc với năng suất cao, bảo đảm an toàn hàng hóa, tàu thuyền và con người trên bến Cảng, đồng thời luôn thể hiện sự tôn trọng khách hàng.
Thăm quan cơ sở vật chất, lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo thành phố và Ban quản lý Cảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Cảng Đà Nẵng đã bước đầu đạt kết quả tốt trong công tác quản trị, nhất là sau thời điểm cổ phần hóa; sản lượng, năng suất tăng dần, thu nhập của người lao động được cải thiện, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong Cảng được triển khai tốt.
Thủ tướng nhấn mạnh, cảng biển là trái tim của nền kinh tế. Nếu có một cảng container mà tăng trưởng 5%/năm thì GDP địa phương đó tăng 0,5%. Đây là mối liên quan giữa hàng hóa ra vào cảng với tăng trưởng của địa phương rất chặt chẽ. Do vậy, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm đầu tư cho Cảng, coi đó là trái tim để phát triển kinh tế địa phương.
Thủ tướng cho rằng, không chỉ có lợi thế là cảng nước sâu tự nhiên, là địa danh lịch sử trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Cảng Đà Nẵng còn có vị trí chiến lược đặc biệt về quốc phòng, an ninh của đất nước gắn liền với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và kết nối với các tỉnh Tây Nguyên.
Thủ tướng đề nghị Cảng Đà Nẵng không ngừng nâng cao năng lực bốc xếp, chú trọng quảng bá về hình ảnh, thương hiệu, nhất là về trung tâm du lịch Việt Nam ở Đà Nẵng để thúc đẩy du lịch qua đường biển. Thủ tướng cũng yêu cầu Cảng cần cải cách tốt hơn, trong đó phải tiết kiệm thời gian làm thủ tục cho khách ở mức 30 giây hoặc thấp hơn nữa.
Muốn vậy, lực lượng biên phòng, hải quan, cảng vụ, kiểm dịch… phải cùng phối hợp đẩy nhanh quy trình, thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, đây cung là tiêu chí quan trọng đóng góp vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đồng tình ý kiến phải quy hoạch phát triển Cảng Liên Chiểu với Tổng công ty Vinalines và Công ty Cảng Đà Nẵng làm chủ công để xây dựng một trung tâm logistic tại Liên Chiểu nhằm thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa.
Theo Thủ tướng, xây dựng các bến cảng du lịch là một xu hướng mới trên thế giới, vì vậy, cần tận dụng điều kiện phong cảnh đẹp của Khu vực Cảng Tiên Sa để phát triển thành trung tâm tàu biển du lịch, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để khách qua Cảng Đà Nẵng có thể đi du lịch các tỉnh miền Trung và cả nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị chính quyền Đà Nẵng phải có biện pháp đảm bảo giao thông thuận lợi an toàn phục vụ hoạt động của Cảng; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Cảng, coi đây là bộ phận cấu thành của phát triển kinh tế. Đi liền với đó là thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở địa phương trở thành trung tâm hàng hóa của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Cảng Đà Nẵng và Tổng công ty Vinalines cần phối hợp huy động các nguồn vốn phục vụ đầu tư cho hạ tầng Cảng đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Trước thềm năm mới 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi và nói chuyện với cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Khu vực II tại Đà Nẵng.
Đây là cơ sở cứu hộ cứu nạn hoạt động trên toàn bộ vùng biển miền Trung và cả khu vực quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo lãnh đạo Trung tâm, mỗi năm đơn vị này cứu hộ, cứu nạn thành công gần 1.000 người; hạn chế được số lượng người chết, mất tích trên biển. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, gay gắt, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan chức năng về chế độ đãi ngộ, trang thiết bị để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những thành tích của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Khu vực II, nhất là trong hoạt động cứu nạn trên biển. Nhiều tấm gương cán bộ, nhân viên dũng cảm, lăn xả, không ngại sóng to, gió lớn, bất chấp nguy hiểm để cứu người gặp nạn. Thủ tướng đánh giá, Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại khu vực miền Trung và qua đó, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nhấn mạnh đặc điểm đất nước Việt Nam với 4 phần biển, 3 phần núi, 1 phần đất liền, Thủ tướng nêu rõ, công tác cứu hộ, cứu nạn hàng hải luôn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe người dân.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn Trung tâm tiếp tục có chiến lược phát triển phù hợp, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tương xứng với mật độ ngày càng gia tăng của số lượng tàu cá Việt Nam; đồng thời đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ tàu thuyền qua lại trong khu vực.
Thủ tướng tán thành với đề xuất tiếp tục nghiên cứu tìm nguồn lực triển khai đóng mới một số tàu cứu nạn, cứu hộ, tạo điều kiện để thời gian tới có thêm những tàu hiện đại, đạt tiêu chuẩn với độ an toàn cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cứu hộ, cứu nạn trong khu vực.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng bố trí địa điểm thuận tiện cho Trung tâm trong công tác luyện tập, đảm bảo xuất phát kịp thời triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp nghiên cứu lại và đề xuất cơ chế ưu đãi đặc cho cán bộ, nhân viên làm công tác cứu hộ, cứu nạn trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên của Trung tâm không ngừng trau dồi bản lĩnh, nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước công việc; phối hợp tốt với các lực lượng hải quân, biên phòng và các lực lượng trên biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; qua đó góp phần củng cố niềm tin, động viên ngư dân ra khơi đánh bắt, bảo vệ chủ quyền quốc gia./.
Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng đến 50.000 DWT và sở hữu hệ thống giao thông đường bộ khá tốt nối liền thông suốt với ga hàng không, ga đường sắt. Cảng biển này cũng được coi là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Hiện tại, Cảng Đà Nẵng định hướng phát triển theo 2 trụ cột chính là dịch vụ khai thác cảng, phục vụ tàu container, tàu khách, tàu chuyên dụng trọng tải lớn và dịch vụ logistics.
Trong suốt 5 năm vừa qua, nhất là sau 2 năm cổ phần hóa, Cảng Đà Nẵng luôn giữ được sự tăng trưởng mạnh mẽ bình quân hàng năm là 13%, riêng mặt hàng container luôn tăng trưởng ổn định ở mức 22%/ năm.
Năm 2016, sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng chính thức đạt mốc 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2015. Số lượng tàu khách qua Cảng năm 2016 đạt 70 tàu, tăng 23% so với năm 2015.
Trong giai đoạn 2016-2020, Cảng Đà Nẵng có kế hoạch đầu tư nâng cấp trở thành "Cảng xanh” (Green port) và hiện đại nhất khu vực miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Cảng dự kiến đầu tư 2.200 tỷ đồng trong giai đoạn sắp tới, tập trung vào xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.
Cảng Đà Nẵng cũng đã tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, với phương châm Năng suất - An toàn - Hiệu quả; kêu gọi, khuyến khích công nhân, cán bộ làm việc với năng suất cao, bảo đảm an toàn hàng hóa, tàu thuyền và con người trên bến Cảng, đồng thời luôn thể hiện sự tôn trọng khách hàng.
Thăm quan cơ sở vật chất, lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo thành phố và Ban quản lý Cảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Cảng Đà Nẵng đã bước đầu đạt kết quả tốt trong công tác quản trị, nhất là sau thời điểm cổ phần hóa; sản lượng, năng suất tăng dần, thu nhập của người lao động được cải thiện, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong Cảng được triển khai tốt.
Thủ tướng nhấn mạnh, cảng biển là trái tim của nền kinh tế. Nếu có một cảng container mà tăng trưởng 5%/năm thì GDP địa phương đó tăng 0,5%. Đây là mối liên quan giữa hàng hóa ra vào cảng với tăng trưởng của địa phương rất chặt chẽ. Do vậy, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm đầu tư cho Cảng, coi đó là trái tim để phát triển kinh tế địa phương.
Thủ tướng cho rằng, không chỉ có lợi thế là cảng nước sâu tự nhiên, là địa danh lịch sử trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Cảng Đà Nẵng còn có vị trí chiến lược đặc biệt về quốc phòng, an ninh của đất nước gắn liền với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và kết nối với các tỉnh Tây Nguyên.
Thủ tướng đề nghị Cảng Đà Nẵng không ngừng nâng cao năng lực bốc xếp, chú trọng quảng bá về hình ảnh, thương hiệu, nhất là về trung tâm du lịch Việt Nam ở Đà Nẵng để thúc đẩy du lịch qua đường biển. Thủ tướng cũng yêu cầu Cảng cần cải cách tốt hơn, trong đó phải tiết kiệm thời gian làm thủ tục cho khách ở mức 30 giây hoặc thấp hơn nữa.
Muốn vậy, lực lượng biên phòng, hải quan, cảng vụ, kiểm dịch… phải cùng phối hợp đẩy nhanh quy trình, thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, đây cung là tiêu chí quan trọng đóng góp vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đồng tình ý kiến phải quy hoạch phát triển Cảng Liên Chiểu với Tổng công ty Vinalines và Công ty Cảng Đà Nẵng làm chủ công để xây dựng một trung tâm logistic tại Liên Chiểu nhằm thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa.
Theo Thủ tướng, xây dựng các bến cảng du lịch là một xu hướng mới trên thế giới, vì vậy, cần tận dụng điều kiện phong cảnh đẹp của Khu vực Cảng Tiên Sa để phát triển thành trung tâm tàu biển du lịch, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để khách qua Cảng Đà Nẵng có thể đi du lịch các tỉnh miền Trung và cả nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị chính quyền Đà Nẵng phải có biện pháp đảm bảo giao thông thuận lợi an toàn phục vụ hoạt động của Cảng; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Cảng, coi đây là bộ phận cấu thành của phát triển kinh tế. Đi liền với đó là thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở địa phương trở thành trung tâm hàng hóa của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Cảng Đà Nẵng và Tổng công ty Vinalines cần phối hợp huy động các nguồn vốn phục vụ đầu tư cho hạ tầng Cảng đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Trước thềm năm mới 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi và nói chuyện với cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Khu vực II tại Đà Nẵng.
Đây là cơ sở cứu hộ cứu nạn hoạt động trên toàn bộ vùng biển miền Trung và cả khu vực quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo lãnh đạo Trung tâm, mỗi năm đơn vị này cứu hộ, cứu nạn thành công gần 1.000 người; hạn chế được số lượng người chết, mất tích trên biển. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, gay gắt, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan chức năng về chế độ đãi ngộ, trang thiết bị để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những thành tích của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Khu vực II, nhất là trong hoạt động cứu nạn trên biển. Nhiều tấm gương cán bộ, nhân viên dũng cảm, lăn xả, không ngại sóng to, gió lớn, bất chấp nguy hiểm để cứu người gặp nạn. Thủ tướng đánh giá, Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại khu vực miền Trung và qua đó, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nhấn mạnh đặc điểm đất nước Việt Nam với 4 phần biển, 3 phần núi, 1 phần đất liền, Thủ tướng nêu rõ, công tác cứu hộ, cứu nạn hàng hải luôn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe người dân.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn Trung tâm tiếp tục có chiến lược phát triển phù hợp, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tương xứng với mật độ ngày càng gia tăng của số lượng tàu cá Việt Nam; đồng thời đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ tàu thuyền qua lại trong khu vực.
Thủ tướng tán thành với đề xuất tiếp tục nghiên cứu tìm nguồn lực triển khai đóng mới một số tàu cứu nạn, cứu hộ, tạo điều kiện để thời gian tới có thêm những tàu hiện đại, đạt tiêu chuẩn với độ an toàn cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cứu hộ, cứu nạn trong khu vực.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng bố trí địa điểm thuận tiện cho Trung tâm trong công tác luyện tập, đảm bảo xuất phát kịp thời triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp nghiên cứu lại và đề xuất cơ chế ưu đãi đặc cho cán bộ, nhân viên làm công tác cứu hộ, cứu nạn trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên của Trung tâm không ngừng trau dồi bản lĩnh, nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước công việc; phối hợp tốt với các lực lượng hải quân, biên phòng và các lực lượng trên biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; qua đó góp phần củng cố niềm tin, động viên ngư dân ra khơi đánh bắt, bảo vệ chủ quyền quốc gia./.
Lễ hội Xuân Quê hương 2017 sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh  (01/01/2017)
Đà Nẵng: Kỷ niệm 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương  (01/01/2017)
Tổng Thư ký Ban Ki-moon chào từ biệt nhân viên Liên hợp quốc  (01/01/2017)
Thủ tướng Angela Merkel nói gì trong thông điệp Năm mới?  (01/01/2017)
Kinh tế toàn cầu 2016: Chưa trọn vẹn những nỗ lực phục hồi  (01/01/2017)
Vấn đề Brexit: Thách thức pháp lý mới của Chính phủ Anh  (01/01/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên