Kinh tế toàn cầu 2016: Chưa trọn vẹn những nỗ lực phục hồi
00:05, ngày 01-01-2017
Trong năm 2016, kinh tế Mỹ chứng kiến nhiều tiến triển về tăng trưởng và việc làm với lạm phát đủ để cho phép tăng lãi suất. Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc tăng trưởng ổn định, nỗ lực chuyển đổi cơ cấu và đẩy mạnh cải cách. Trái lại ở châu Âu và Nhật Bản, những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát chưa mang tới kết quả như mong đợi.
Kinh tế Mỹ tiến triển rõ rệt
Sau nhiều lần trì hoãn, tại cuộc họp trung tuần tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản sau lần tăng vào cuối năm 2015, từ biên độ 0,25-0,5% lên 0,5-0,75%.
Cơ sở để Fed đưa ra quyết định này là “các điều kiện về thị trường lao động và lạm phát đã diễn ra đúng như mong đợi.” Fed cho rằng mức tăng này là hợp lý khi nền kinh tế Mỹ đã có nhiều khởi sắc và phục hồi mạnh thời gian qua với một loạt các báo cáo tích cực về thị trường lao động và lạm phát.
Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cắt giảm thuế, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và bãi bỏ một số quy định, các quan chức của Fed cho biết có thể sẽ có ba đợt tăng lãi suất trong năm 2017, theo đó sẽ nâng lãi suất lên mức 1,4% vào cuối năm sau, sau đó sẽ tăng tiếp lên 2,1% vào cuối năm 2018.
Chủ tịch Fed Janet Yellen nhấn mạnh quyết định tăng lãi suất cần được hiểu là sự phản ánh lòng tin của Fed vào sự tiến triển của nền kinh tế, cũng như đánh giá rằng diễn tiến này sẽ vẫn tiếp diễn. Bà cũng lưu ý bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào của chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ đều tác động đến việc Fed điều chỉnh lãi suất trong tương lai, nhưng hiện còn quá sớm để đưa ra những dự đoán.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý 3/2016, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 3,5%, mức tăng nhanh nhất trong hai năm, so với con số khiêm tốn 1,4% trong quý 2 và 0,8% trong quý 1.
Trong năm 2016, số việc làm mới được tạo ra và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong các tháng có những biến động nhưng cho đến tháng 11 thì kinh tế nước này đã tạo thêm 178.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, cao hơn so với mức 142.000 việc làm trong tháng 10-2016 và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2007.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 11-2016 của Mỹ đã tăng lên như dự kiến, ghi dấu tháng thứ tư liên tiếp giá tiêu dùng tăng, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11-2016 đã tăng 0,2% so với tháng trước đó, và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI lõi, không tính các mặt hàng như thực phẩm và nhiên liệu, cũng tăng 2,1% so với hồi tháng 11-2015.
GDP Trung Quốc tăng ổn định
Nền kinh tế Trung Quốc với cơ cấu hợp lý hơn và đang trong quá trình chuyển đổi giữ vai trò như một nơi neo đậu an toàn cho kinh tế toàn cầu sau những xáo trộn do cuộc bầu cử tại Mỹ và "cú sốc" Brexit - chỉ việc nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc đang ở trong tình thế thuận lợi để đẩy mạnh các cải cách doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước, trong khi duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm tới, với GDP quý 3-2016 tăng 6,7% trong quý thứ ba liên tiếp, một tín hiệu cho thấy sự ổn định dần của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Với kết quả này, kinh tế Trung Quốc tiếp tục hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% năm 2016.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nhận định nguy cơ “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc đã giảm bớt, với những dấu hiệu cho thấy sự ổn định của nền kinh tế, và chính sách ứng phó của chính phủ sẽ giúp kinh tế nước này tăng trưởng một cách bền vững dần.
Theo Fitch, nhờ những nỗ lực tiếp tục cải cách, "đại tu" ngành công nghiệp và hiệu quả quản lý vĩ mô của chính phủ, nguy cơ “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lùi dần. Tuy vậy, Fitch lưu ý rằng sự phụ thuộc vào việc gia tăng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy đáp ứng mục tiêu ngắn hạn song làm tăng tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tổng mức nợ của Trung Quốc đang cao một cách bất thường đối với một quốc gia đang phát triển, tương đương khoảng 250% GDP. Điều này dẫn đến những cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế có thể sụt giảm nếu số tiền trả lãi lớn khiến các doanh nghiệp không còn tiền để đầu tư, và gây lo ngại về tác động của các vụ vỡ nợ đối với hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tái cơ cấu vốn trong nền kinh tế, giảm đầu tư vào các ngành dư thừa công suất, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản, một trong những thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ nước này trong bối cảnh không ít các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bị nợ nần.
Nhật Bản vẫn chật vật gượng dậy
Trong lúc nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm phục hồi nền kinh tế chưa đạt được kết quả mong muốn, nhiều nhà kinh tế đang hoài nghi về hiệu quả của chương trình kinh tế “Abenomics” của Thủ tướng Shinzo Abe. Kể từ khi được triển khai vào đầu năm 2013, Abenomics - với sự kết hợp giữa tăng chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và hạn chế tình trạng quan liêu - đã gần như không đạt được mục tiêu.
Kinh tế Nhật Bản đã tránh được suy thoái trong quý 1-2016, khi tăng trưởng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,4% so với quý trước đó, nhưng trong quý 2 không tăng trưởng và Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP quý 3 xuống 0,3% so với quý 2-2016 và xuống 1,3% so với cùng kỳ năm trước, từ các mức tương ứng 0,5% và 2,2% trong báo cáo sơ bộ.
Trong khi đó, CPI lõi của Nhật Bản trong tháng 10-2016 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước và là tháng giảm thứ tám liên tiếp, trong bối cảnh giá dầu giảm khiến giá điện và xăng liên tục giảm, tạo thêm sức ép đối với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong nỗ lực nâng lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Nhật Bản gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm và đồng yen lên giá khá mạnh, nhất là sau cú sốc Brexit. Gần đây, đồng yen đã xuống giá so với đồng USD, sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tại cuộc họp tháng 11, BoJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành, nhưng kéo dài thời hạn đạt mục tiêu lạm phát đến giữa hoặc sau tài khóa 2018 (kết thúc tháng 3-2019), thay vì vào tài khóa 2017 như đã đề ra trước đó và đây là lần thứ năm BoJ đẩy lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát kể từ khi ông Haruhiko Kuroda đảm nhận chức vụ Thống đốc vào năm 2013, trong khi thời hạn ban đầu là khoảng tháng 4-2015.
Trong năm qua, trong khi tiếp tục mua trái phiếu chính phủ dài hạn, BoJ đã có nhiều nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát như hạ lãi suất xuống mức -0,1% đối với tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại BoJ, tăng nắm giữ chứng khoán...
Châu Âu cần nỗ lực để đạt mục tiêu kinh tế
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra một loạt các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đưa lạm phát lên mức cao hơn. Tuy vậy, lạm phát của châu Âu vẫn chỉ nhỉnh hơn mức 0% và sẽ vẫn dưới mức mục tiêu 2% của ECB trong những năm tới.
Lạm phát của Eurozone ở mức 0,4% trong tháng 9/2016, so với mức tăng 0,2% trong tháng 8 và tháng 7, 0,1% trong tháng 6-2016 và đây là lần đầu tiên đạt mức này kể từ tháng 10-2014, mang lại hy vọng về hiệu quả hỗ trợ kinh tế khu vực từ chương trình mua trái phiếu của ECB và sự khởi đầu đà tăng giá bền vững ở Eurozone. Lạm phát tháng 11 của Eurozone tăng 0,6%, mức cao nhất kể từ tháng 4-2014 nhưng đây vẫn là mức thấp.
Về tình hình kinh tế của Eurozone, tăng trưởng GDP trong quý 3-2016 đạt 0,3% so với quý trước đó, bằng với mức tăng đã được điều chỉnh theo mùa trong quý 2-2016 song thấp hơn mức tăng 0,5% trong quý 1. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sau khi được điều chỉnh theo mùa của Eurozone trong tháng 10-2016 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7-2009 là 9,8%, so với mức 9,9% trong tháng 9 và 10,6% của tháng 10-2015. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) là 8,3%, mức thấp nhất của khối này kể từ tháng 2-2009.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng đà tăng trưởng GDP của Eurozone dự kiến chậm lại trong quý 4-2016 do hoạt động kinh tế ở Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thể gây thất vọng và những bất ổn trên thị trường tài chính do tác động của kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Các chuyên gia phân tích cũng thận trọng về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của kinh tế Eurozone, do những bất ổn liên quan tới tiến trình và hệ quả của các cuộc đàm phán về Brexit, cũng như chủ trương bảo hộ thương mại của ông Trump gây lo ngại cho các nước xuất khẩu lớn như Đức.
Tại cuộc họp ngày 8-12 vừa qua, ECB đã khiến các thị trường bất ngờ khi quyết định cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu từ 80 tỷ euro (86 tỷ USD)/tháng hiện nay xuống còn 60 tỷ euro kể từ 4-2017, nhưng chương trình này sẽ được tiếp tục triển khai đến tháng 12-2017, kéo dài chín tháng so với dự kiến ban đầu. ECB cam kết duy trì lãi suất thấp lâu hơn dự định, thậm chí vẫn bảo lưu quyền tăng lượng mua trái phiếu trở lại nếu triển vọng kinh tế xấu đi./.
Sau nhiều lần trì hoãn, tại cuộc họp trung tuần tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản sau lần tăng vào cuối năm 2015, từ biên độ 0,25-0,5% lên 0,5-0,75%.
Cơ sở để Fed đưa ra quyết định này là “các điều kiện về thị trường lao động và lạm phát đã diễn ra đúng như mong đợi.” Fed cho rằng mức tăng này là hợp lý khi nền kinh tế Mỹ đã có nhiều khởi sắc và phục hồi mạnh thời gian qua với một loạt các báo cáo tích cực về thị trường lao động và lạm phát.
Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cắt giảm thuế, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và bãi bỏ một số quy định, các quan chức của Fed cho biết có thể sẽ có ba đợt tăng lãi suất trong năm 2017, theo đó sẽ nâng lãi suất lên mức 1,4% vào cuối năm sau, sau đó sẽ tăng tiếp lên 2,1% vào cuối năm 2018.
Chủ tịch Fed Janet Yellen nhấn mạnh quyết định tăng lãi suất cần được hiểu là sự phản ánh lòng tin của Fed vào sự tiến triển của nền kinh tế, cũng như đánh giá rằng diễn tiến này sẽ vẫn tiếp diễn. Bà cũng lưu ý bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào của chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ đều tác động đến việc Fed điều chỉnh lãi suất trong tương lai, nhưng hiện còn quá sớm để đưa ra những dự đoán.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý 3/2016, tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 3,5%, mức tăng nhanh nhất trong hai năm, so với con số khiêm tốn 1,4% trong quý 2 và 0,8% trong quý 1.
Trong năm 2016, số việc làm mới được tạo ra và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong các tháng có những biến động nhưng cho đến tháng 11 thì kinh tế nước này đã tạo thêm 178.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, cao hơn so với mức 142.000 việc làm trong tháng 10-2016 và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2007.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 11-2016 của Mỹ đã tăng lên như dự kiến, ghi dấu tháng thứ tư liên tiếp giá tiêu dùng tăng, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11-2016 đã tăng 0,2% so với tháng trước đó, và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI lõi, không tính các mặt hàng như thực phẩm và nhiên liệu, cũng tăng 2,1% so với hồi tháng 11-2015.
GDP Trung Quốc tăng ổn định
Nền kinh tế Trung Quốc với cơ cấu hợp lý hơn và đang trong quá trình chuyển đổi giữ vai trò như một nơi neo đậu an toàn cho kinh tế toàn cầu sau những xáo trộn do cuộc bầu cử tại Mỹ và "cú sốc" Brexit - chỉ việc nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc đang ở trong tình thế thuận lợi để đẩy mạnh các cải cách doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước, trong khi duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm tới, với GDP quý 3-2016 tăng 6,7% trong quý thứ ba liên tiếp, một tín hiệu cho thấy sự ổn định dần của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Với kết quả này, kinh tế Trung Quốc tiếp tục hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% năm 2016.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nhận định nguy cơ “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc đã giảm bớt, với những dấu hiệu cho thấy sự ổn định của nền kinh tế, và chính sách ứng phó của chính phủ sẽ giúp kinh tế nước này tăng trưởng một cách bền vững dần.
Theo Fitch, nhờ những nỗ lực tiếp tục cải cách, "đại tu" ngành công nghiệp và hiệu quả quản lý vĩ mô của chính phủ, nguy cơ “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lùi dần. Tuy vậy, Fitch lưu ý rằng sự phụ thuộc vào việc gia tăng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy đáp ứng mục tiêu ngắn hạn song làm tăng tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tổng mức nợ của Trung Quốc đang cao một cách bất thường đối với một quốc gia đang phát triển, tương đương khoảng 250% GDP. Điều này dẫn đến những cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế có thể sụt giảm nếu số tiền trả lãi lớn khiến các doanh nghiệp không còn tiền để đầu tư, và gây lo ngại về tác động của các vụ vỡ nợ đối với hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tái cơ cấu vốn trong nền kinh tế, giảm đầu tư vào các ngành dư thừa công suất, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản, một trong những thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ nước này trong bối cảnh không ít các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bị nợ nần.
Nhật Bản vẫn chật vật gượng dậy
Trong lúc nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm phục hồi nền kinh tế chưa đạt được kết quả mong muốn, nhiều nhà kinh tế đang hoài nghi về hiệu quả của chương trình kinh tế “Abenomics” của Thủ tướng Shinzo Abe. Kể từ khi được triển khai vào đầu năm 2013, Abenomics - với sự kết hợp giữa tăng chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và hạn chế tình trạng quan liêu - đã gần như không đạt được mục tiêu.
Kinh tế Nhật Bản đã tránh được suy thoái trong quý 1-2016, khi tăng trưởng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,4% so với quý trước đó, nhưng trong quý 2 không tăng trưởng và Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP quý 3 xuống 0,3% so với quý 2-2016 và xuống 1,3% so với cùng kỳ năm trước, từ các mức tương ứng 0,5% và 2,2% trong báo cáo sơ bộ.
Trong khi đó, CPI lõi của Nhật Bản trong tháng 10-2016 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước và là tháng giảm thứ tám liên tiếp, trong bối cảnh giá dầu giảm khiến giá điện và xăng liên tục giảm, tạo thêm sức ép đối với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong nỗ lực nâng lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Nhật Bản gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm và đồng yen lên giá khá mạnh, nhất là sau cú sốc Brexit. Gần đây, đồng yen đã xuống giá so với đồng USD, sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tại cuộc họp tháng 11, BoJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành, nhưng kéo dài thời hạn đạt mục tiêu lạm phát đến giữa hoặc sau tài khóa 2018 (kết thúc tháng 3-2019), thay vì vào tài khóa 2017 như đã đề ra trước đó và đây là lần thứ năm BoJ đẩy lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát kể từ khi ông Haruhiko Kuroda đảm nhận chức vụ Thống đốc vào năm 2013, trong khi thời hạn ban đầu là khoảng tháng 4-2015.
Trong năm qua, trong khi tiếp tục mua trái phiếu chính phủ dài hạn, BoJ đã có nhiều nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát như hạ lãi suất xuống mức -0,1% đối với tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại BoJ, tăng nắm giữ chứng khoán...
Châu Âu cần nỗ lực để đạt mục tiêu kinh tế
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra một loạt các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và đưa lạm phát lên mức cao hơn. Tuy vậy, lạm phát của châu Âu vẫn chỉ nhỉnh hơn mức 0% và sẽ vẫn dưới mức mục tiêu 2% của ECB trong những năm tới.
Lạm phát của Eurozone ở mức 0,4% trong tháng 9/2016, so với mức tăng 0,2% trong tháng 8 và tháng 7, 0,1% trong tháng 6-2016 và đây là lần đầu tiên đạt mức này kể từ tháng 10-2014, mang lại hy vọng về hiệu quả hỗ trợ kinh tế khu vực từ chương trình mua trái phiếu của ECB và sự khởi đầu đà tăng giá bền vững ở Eurozone. Lạm phát tháng 11 của Eurozone tăng 0,6%, mức cao nhất kể từ tháng 4-2014 nhưng đây vẫn là mức thấp.
Về tình hình kinh tế của Eurozone, tăng trưởng GDP trong quý 3-2016 đạt 0,3% so với quý trước đó, bằng với mức tăng đã được điều chỉnh theo mùa trong quý 2-2016 song thấp hơn mức tăng 0,5% trong quý 1. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sau khi được điều chỉnh theo mùa của Eurozone trong tháng 10-2016 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7-2009 là 9,8%, so với mức 9,9% trong tháng 9 và 10,6% của tháng 10-2015. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) là 8,3%, mức thấp nhất của khối này kể từ tháng 2-2009.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng đà tăng trưởng GDP của Eurozone dự kiến chậm lại trong quý 4-2016 do hoạt động kinh tế ở Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thể gây thất vọng và những bất ổn trên thị trường tài chính do tác động của kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Các chuyên gia phân tích cũng thận trọng về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của kinh tế Eurozone, do những bất ổn liên quan tới tiến trình và hệ quả của các cuộc đàm phán về Brexit, cũng như chủ trương bảo hộ thương mại của ông Trump gây lo ngại cho các nước xuất khẩu lớn như Đức.
Tại cuộc họp ngày 8-12 vừa qua, ECB đã khiến các thị trường bất ngờ khi quyết định cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu từ 80 tỷ euro (86 tỷ USD)/tháng hiện nay xuống còn 60 tỷ euro kể từ 4-2017, nhưng chương trình này sẽ được tiếp tục triển khai đến tháng 12-2017, kéo dài chín tháng so với dự kiến ban đầu. ECB cam kết duy trì lãi suất thấp lâu hơn dự định, thậm chí vẫn bảo lưu quyền tăng lượng mua trái phiếu trở lại nếu triển vọng kinh tế xấu đi./.
Vấn đề Brexit: Thách thức pháp lý mới của Chính phủ Anh  (01/01/2017)
Điều hành chính sách tiền tệ: Thích ứng và không chủ quan  (01/01/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát huy mạnh mẽ nội lực trong mỗi người con quê hương xứ Quảng  (01/01/2017)
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu  (31/12/2016)
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Phú Thọ  (30/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên