Việt Nam sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
22:29, ngày 09-12-2016
Với chủ đề “Chính phủ kiến tạo và hành động: Động lực mới cho phát triển”, Diễn đàn Phát triển Việt Nam 2016 (VDF 2016) đã diễn ra sáng 9-12 tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn đối tác phát triển với vai trò người đứng đầu Chính phủ.
Cùng tham dự, lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chuyên gia quốc tế tại Diễn đàn còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Điểm đặc biệt của VDF 2016 lần này là thay vì trình bày các bản báo cáo, các định hướng ưu tiên, với quan điểm kiến tạo, các cơ quan của Chính phủ Việt Nam đã lắng nghe các đối tác phát triển, các chuyên gia nêu quan điểm, nhận định, đánh giá và khuyến nghị về các vấn đề đang được Chính phủ và người dân cùng quan tâm.
Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định những điều chỉnh cần thiết nhằm thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, không chỉ cho riêng năm 2017 mà cho cả trung và dài hạn.
Tại Diễn đàn, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã “đặt hàng” các đối tác phát triển 3 vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.
Đó là những đánh giá, nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam 2016-2020, những yếu tố tác động và những thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Một nội dung nữa đó là Chính phủ quan tâm đến các tác động đa chiều của bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, nhất là tác động của các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khả năng có thể xảy ra đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, một hiệp định quan trọng đối với tất cả các nước cùng tham gia.
Việt Nam mong nhận được các kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng.
Đồng chủ tọa Diễn đàn, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam bày tỏ niềm phấn khởi khi tiếp tục trở thành đối tác kiến tạo cho sự phát triển của Việt Nam.
Ông Ousmane Dione chúc mừng Việt Nam về thành tựu là ổn định được kinh tế vĩ mô 5 năm liên tục và cho rằng, đây chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Lắng nghe các tham luận và phản biện tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là những đóng góp hết sức quan trọng ở tầm xây dựng chính sách vĩ mô, giúp các cơ quan của Chính phủ nhận định, đánh giá đúng tình hình, triển vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Từ đó, đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển phù hợp nhằm thực hiện thành công kế hoạch năm 2017, Chương trình hành động Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, với các nhiệm vụ, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhắc lại phát biểu nhậm chức trước Quốc hội của mình về quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, những nội dung này đã được Chính phủ cụ thể hóa trong các văn bản quan trọng thời gian qua như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Nghị quyết phiên họp thường kỳ…
Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp...
Thông tin đến các nhà tài trợ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dự kiến năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,3%; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Trong bối cảnh thương mại thế giới giảm mạnh nhưng xuất khẩu vẫn tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỷ USD. Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 32,5% GDP (vốn FDI thực hiện đạt gần 15 tỷ USD).
Nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, với mức tăng GDP bình quân đạt 6,5-7% giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng nhất trí với các ý kiến đánh giá, phân tích những yếu tố sẽ tác động mạnh đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam như biến động khó lường của giá dầu; xu hướng tăng bảo hộ thương mại (việc phê chuẩn Hiệp định TPP gặp trở ngại); biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán diễn biến phức tạp; xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, nợ công tăng nhanh, sức ép trả nợ lớn…
“Chính phủ Việt Nam khẳng định quan điểm xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nguời dân, doanh nghiệp; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiệm kỳ 2016-2020”, Thủ tướng nêu rõ.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã đề ra một số định hướng và giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế của Chính phủ.
Theo đó, ưu tiên hàng đầu là tiếp tục hoàn thiện thế chế, chính sách pháp luật, tạo mọi thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương, chuyên nghiệp. Chính phủ sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhũng nhiễu; giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính; xử lý nghiêm vi phạm.
“Việt Nam sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; trong đó chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh; có các chính sách giải pháp đột phá cho phát triển. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân là động lực của tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu năm 2017 đạt các chỉ tiêu chú yếu về môi trường kinh doanh bằng mức trung bình của ASEAN-4”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và mong muốn Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ kinh nghiệm và các nguồn lực cho mục tiêu này của Việt Nam.
Theo Thủ tướng, một trong những giải pháp lớn nữa của Việt Nam trong thời gian tới là tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất hơn, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh - coi đây là một trọng tâm của năm 2017.
Chính phủ sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường trong thực hiện Kế hoạch 2016-2020; thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với nhóm giải pháp về nợ công, Thủ tướng nhìn nhận, vấn đề này ngày càng là một thách thức đối với chính sách vĩ mô của Việt Nam.
Cùng với việc huy động nguồn lực cho phát triển, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát các dự án tín dụng vốn vay theo đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn; hạn chế tối đa việc cấp bão lãnh Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản; tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạ, giảm chi phi vay vốn…
Tán thành ý kiến của các chyên gia cho rằng, nếu không xử lý tốt nợ xấy sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề với WB, cụ thể là Tổ chức Tài chính quốc tế IFC giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này một cách thực chất.
Thủ tướng cũng cho biết, hiện ADB cùng với một đối tác Việt Nam đang có kế hoạch xử lý mua lại một Ngân hàng Thương mại yếu kém của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các Ngân hàng thương mại yếu kém (bị mua lại với giá 0 đồng).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - một trọng tâm chỉ đạo của Chính phủ phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ mong muốn WB và các đối tác phát triển tạo điều kiện và hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện tốt những mục tiêu quan trọng này.
VDF 2016 là một sự kiện mà theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thể hiện một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các đối tác phát triển tại Việt Nam.
Phương thức tiếp cận này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dựa trên nền tảng kế thừa và phát triển của mô hình Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ (CG) và Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đã được tổ chức trước đây./.
Cùng tham dự, lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chuyên gia quốc tế tại Diễn đàn còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Điểm đặc biệt của VDF 2016 lần này là thay vì trình bày các bản báo cáo, các định hướng ưu tiên, với quan điểm kiến tạo, các cơ quan của Chính phủ Việt Nam đã lắng nghe các đối tác phát triển, các chuyên gia nêu quan điểm, nhận định, đánh giá và khuyến nghị về các vấn đề đang được Chính phủ và người dân cùng quan tâm.
Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định những điều chỉnh cần thiết nhằm thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, không chỉ cho riêng năm 2017 mà cho cả trung và dài hạn.
Tại Diễn đàn, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã “đặt hàng” các đối tác phát triển 3 vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.
Đó là những đánh giá, nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam 2016-2020, những yếu tố tác động và những thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Một nội dung nữa đó là Chính phủ quan tâm đến các tác động đa chiều của bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, nhất là tác động của các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khả năng có thể xảy ra đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, một hiệp định quan trọng đối với tất cả các nước cùng tham gia.
Việt Nam mong nhận được các kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng.
Đồng chủ tọa Diễn đàn, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam bày tỏ niềm phấn khởi khi tiếp tục trở thành đối tác kiến tạo cho sự phát triển của Việt Nam.
Ông Ousmane Dione chúc mừng Việt Nam về thành tựu là ổn định được kinh tế vĩ mô 5 năm liên tục và cho rằng, đây chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Lắng nghe các tham luận và phản biện tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là những đóng góp hết sức quan trọng ở tầm xây dựng chính sách vĩ mô, giúp các cơ quan của Chính phủ nhận định, đánh giá đúng tình hình, triển vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Từ đó, đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển phù hợp nhằm thực hiện thành công kế hoạch năm 2017, Chương trình hành động Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, với các nhiệm vụ, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhắc lại phát biểu nhậm chức trước Quốc hội của mình về quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, những nội dung này đã được Chính phủ cụ thể hóa trong các văn bản quan trọng thời gian qua như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Nghị quyết phiên họp thường kỳ…
Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp...
Thông tin đến các nhà tài trợ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dự kiến năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,3%; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Trong bối cảnh thương mại thế giới giảm mạnh nhưng xuất khẩu vẫn tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỷ USD. Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 32,5% GDP (vốn FDI thực hiện đạt gần 15 tỷ USD).
Nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, với mức tăng GDP bình quân đạt 6,5-7% giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng nhất trí với các ý kiến đánh giá, phân tích những yếu tố sẽ tác động mạnh đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam như biến động khó lường của giá dầu; xu hướng tăng bảo hộ thương mại (việc phê chuẩn Hiệp định TPP gặp trở ngại); biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán diễn biến phức tạp; xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, nợ công tăng nhanh, sức ép trả nợ lớn…
“Chính phủ Việt Nam khẳng định quan điểm xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nguời dân, doanh nghiệp; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhất của nhiệm kỳ 2016-2020”, Thủ tướng nêu rõ.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã đề ra một số định hướng và giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế của Chính phủ.
Theo đó, ưu tiên hàng đầu là tiếp tục hoàn thiện thế chế, chính sách pháp luật, tạo mọi thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương, chuyên nghiệp. Chính phủ sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhũng nhiễu; giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính; xử lý nghiêm vi phạm.
“Việt Nam sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; trong đó chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh; có các chính sách giải pháp đột phá cho phát triển. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân là động lực của tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu năm 2017 đạt các chỉ tiêu chú yếu về môi trường kinh doanh bằng mức trung bình của ASEAN-4”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và mong muốn Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ kinh nghiệm và các nguồn lực cho mục tiêu này của Việt Nam.
Theo Thủ tướng, một trong những giải pháp lớn nữa của Việt Nam trong thời gian tới là tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất hơn, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh - coi đây là một trọng tâm của năm 2017.
Chính phủ sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường trong thực hiện Kế hoạch 2016-2020; thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với nhóm giải pháp về nợ công, Thủ tướng nhìn nhận, vấn đề này ngày càng là một thách thức đối với chính sách vĩ mô của Việt Nam.
Cùng với việc huy động nguồn lực cho phát triển, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát các dự án tín dụng vốn vay theo đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn; hạn chế tối đa việc cấp bão lãnh Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản; tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạ, giảm chi phi vay vốn…
Tán thành ý kiến của các chyên gia cho rằng, nếu không xử lý tốt nợ xấy sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề với WB, cụ thể là Tổ chức Tài chính quốc tế IFC giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này một cách thực chất.
Thủ tướng cũng cho biết, hiện ADB cùng với một đối tác Việt Nam đang có kế hoạch xử lý mua lại một Ngân hàng Thương mại yếu kém của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các Ngân hàng thương mại yếu kém (bị mua lại với giá 0 đồng).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - một trọng tâm chỉ đạo của Chính phủ phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ mong muốn WB và các đối tác phát triển tạo điều kiện và hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện tốt những mục tiêu quan trọng này.
VDF 2016 là một sự kiện mà theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thể hiện một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các đối tác phát triển tại Việt Nam.
Phương thức tiếp cận này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dựa trên nền tảng kế thừa và phát triển của mô hình Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ (CG) và Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đã được tổ chức trước đây./.
APEC ủng hộ các hướng ưu tiên Việt Nam đề xuất cho năm 2017  (09/12/2016)
Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với các đảng chính trị Ấn Độ  (09/12/2016)
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII  (09/12/2016)
Khánh thành Nhà máy công ty Bang Joo Electronics Việt Nam - Công trình chào mừng 20 năm tái lập tỉnh  (09/12/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên