APEC ủng hộ các hướng ưu tiên Việt Nam đề xuất cho năm 2017
22:18, ngày 09-12-2016
Ngày 9-12, Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp (ISOM) đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi các hoạt động liên quan ISOM do Việt Nam tổ chức từ ngày 8 đến ngày 9-12.
Tham dự Hội nghị có khoảng 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên, đại diện Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Hội nghị do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch các quan chức cao cấp (SOM) APEC 2017 điều hành.
Là sự kiện đầu tiên trong tổng số năm hội nghị của các quan chức cao cấp APEC trong khuôn khổ Năm APEC 2017, Hội nghị có vai trò cầu nối giữa Năm APEC Peru 2016 và Năm APEC Việt Nam 2017.
Tại Hội nghị, Peru đã chính thức bàn giao vai trò Chủ tịch SOM APEC 2017 cho Việt Nam. Các thành viên cũng đánh giá cao Peru đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC năm 2016, đồng thời thể hiện tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt vai trò chủ nhà năm tới. Các quan chức cao cấp đã rà soát, đề xuất các biện pháp triển khai các nhiệm vụ đã được các nhà Lãnh đạo và Bộ trưởng APEC thông qua năm 2016.
Đại diện các cơ quan Việt Nam, bao gồm các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày bốn hướng ưu tiên của Việt Nam về tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME); tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bài trình bày của các cơ quan đã làm rõ hướng ưu tiên, cũng như những kết quả dự kiến đạt được trong năm 2017.
Đánh giá cao và ủng hộ chủ đề, các hướng ưu tiên của Việt Nam trong năm APEC 2017, đại diện các nền kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ, áp lực bảo hộ và chống toàn cầu hóa gia tăng, việc tạo dựng động lực tăng trưởng mới là rất cần thiết để APEC tiếp tục chứng tỏ khả năng dẫn dắt và vai trò tiên phong trong nỗ lực phục hồi và tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó, APEC cần thúc đẩy các mô hình tăng trưởng kinh tế và thương mại bền vững, bao trùm nhằm mang lại lợi ích đồng đều cho mọi người dân. Các đại biểu đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường công tác thông tin, quảng bá các hoạt động và lợi ích thiết thực của APEC cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Trong vai trò chủ trì Hội nghị, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn khẳng định các đề xuất tại Hội nghị rất quan trọng đối với định hướng hợp tác của APEC trong 12 tháng tới.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các nền kinh tế thành viên để hoàn thiện và chính thức thông qua các ưu tiên của Năm 2017 tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 1 (SOM1) dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 3-2017 tại Nha Trang.
Các hoạt động của ISOM đã khép lại hai ngày thảo luận khởi động cho Năm APEC 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
Trong cả năm 2017, Việt Nam sẽ tổ chức khoảng 200 hoạt động của APEC tại 10 thành phố lớn trong cả nước, trong đó hoạt động lớn nhất là Tuần lễ các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11-2017./.
Là sự kiện đầu tiên trong tổng số năm hội nghị của các quan chức cao cấp APEC trong khuôn khổ Năm APEC 2017, Hội nghị có vai trò cầu nối giữa Năm APEC Peru 2016 và Năm APEC Việt Nam 2017.
Tại Hội nghị, Peru đã chính thức bàn giao vai trò Chủ tịch SOM APEC 2017 cho Việt Nam. Các thành viên cũng đánh giá cao Peru đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC năm 2016, đồng thời thể hiện tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt vai trò chủ nhà năm tới. Các quan chức cao cấp đã rà soát, đề xuất các biện pháp triển khai các nhiệm vụ đã được các nhà Lãnh đạo và Bộ trưởng APEC thông qua năm 2016.
Đại diện các cơ quan Việt Nam, bao gồm các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày bốn hướng ưu tiên của Việt Nam về tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME); tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bài trình bày của các cơ quan đã làm rõ hướng ưu tiên, cũng như những kết quả dự kiến đạt được trong năm 2017.
Đánh giá cao và ủng hộ chủ đề, các hướng ưu tiên của Việt Nam trong năm APEC 2017, đại diện các nền kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ, áp lực bảo hộ và chống toàn cầu hóa gia tăng, việc tạo dựng động lực tăng trưởng mới là rất cần thiết để APEC tiếp tục chứng tỏ khả năng dẫn dắt và vai trò tiên phong trong nỗ lực phục hồi và tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó, APEC cần thúc đẩy các mô hình tăng trưởng kinh tế và thương mại bền vững, bao trùm nhằm mang lại lợi ích đồng đều cho mọi người dân. Các đại biểu đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường công tác thông tin, quảng bá các hoạt động và lợi ích thiết thực của APEC cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Trong vai trò chủ trì Hội nghị, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn khẳng định các đề xuất tại Hội nghị rất quan trọng đối với định hướng hợp tác của APEC trong 12 tháng tới.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các nền kinh tế thành viên để hoàn thiện và chính thức thông qua các ưu tiên của Năm 2017 tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 1 (SOM1) dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 3-2017 tại Nha Trang.
Các hoạt động của ISOM đã khép lại hai ngày thảo luận khởi động cho Năm APEC 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
Trong cả năm 2017, Việt Nam sẽ tổ chức khoảng 200 hoạt động của APEC tại 10 thành phố lớn trong cả nước, trong đó hoạt động lớn nhất là Tuần lễ các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11-2017./.
Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với các đảng chính trị Ấn Độ  (09/12/2016)
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII  (09/12/2016)
Khánh thành Nhà máy công ty Bang Joo Electronics Việt Nam - Công trình chào mừng 20 năm tái lập tỉnh  (09/12/2016)
Khánh thành Nhà máy công ty Bang Joo Electronics Việt Nam - Công trình chào mừng 20 năm tái lập tỉnh  (09/12/2016)
Công an Vĩnh Phúc sau 20 năm tái lập tỉnh  (09/12/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên