Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010
TCCSĐT - Chiều nay, 17-6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011); đồng thời, biểu quyết thông qua 3 dự thảo luật: Luật Lý lịch tư pháp, Luật Quản lý nợ công và Luật Quy hoạch đô thị.
Điều 1 Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) quy định: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 có 41 dự án luật và 1 dự án pháp lệnh (Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ) thuộc Chương trình chính thức; và 20 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị. Trong số 41 dự án luật thuộc Chương trình chính thức, có 12 dự án luật trình Quốc hội thông qua và 10 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII; 10 dự án luật trình Quốc hội thông qua và 9 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII.
Theo Điều 2 của Nghị quyết, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) được bổ sung 2 dự án luật: Luật Thủ đô và Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).
Điều 3 của Nghị quyết có đoạn ghi: Giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Việc điều chỉnh Chương trình chỉ được tiến hành trong trường hợp thật cần thiết và theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ dành thời gian thỏa đáng chỉ đạo, lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các dự án luật thuộc thẩm quyền trình; sớm phân công cơ quan soạn thảo các dự án mới được đưa vào Chương trình, củng cố các Ban soạn thảo đã được thành lập; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho công tác nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn và soạn thảo.
Sau khi nghe toàn văn Nghị quyết, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết. Kết quả biểu quyết như sau: số đại biểu có mặt: 449 (91,08%); số đại biểu tán thành: 436 (88,44%); số đại biểu không tán thành: 11 (2,23%); số đại biểu không biểu quyết: 2 (0,41%).
*** Cũng tại phiên họp chiều nay, sau khi nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 3 dự thảo luật: Luật Lý lịch tư pháp, Luật Quản lý nợ công và Luật Quy hoạch đô thị, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua các dự thảo luật này. Kết quả biểu quyết như sau:
Đối với Luật Lý lịch tư pháp:
- Điều 9 (Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp): số đại biểu có mặt: 449 (91,08%); số đại biểu tán thành: 385 (78,09%); số đại biểu không tán thành: 47 (9,53%); số đại biểu không biểu quyết: 17 (3,45%).
- Điều 11 (Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp): số đại biểu có mặt: 446 (90,47%); số đại biểu tán thành: 360 (73,02%); số đại biểu không tán thành: 73 (14,81%); số đại biểu không biểu quyết: 13 (2,64%).
- Toàn bộ Luật: số đại biểu có mặt: 445 (90,47%); số đại biểu tán thành: 377 (76,47%); số đại biểu không tán thành: 59 (11,97%); số đại biểu không biểu quyết: 9 (1,83%).
Đối với Luật Quản lý nợ công:
- Điều 7 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội): số đại biểu có mặt: 449 (91,08%); số đại biểu tán thành: 445 (90,26%); số đại biểu không tán thành: 3 (0,61%); số đại biểu không biểu quyết: 1 (0,2%).
- Điều 8 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ): số đại biểu có mặt: 448 (90,87%); số đại biểu tán thành: 446 (90,47%); số đại biểu không tán thành: 1 (0,2%); số đại biểu không biểu quyết: 1 (0,2%).
- Điều 10 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính): số đại biểu có mặt: 452 (91,68%); số đại biểu tán thành: 444 (90,06%); số đại biểu không tán thành: 7 (1,42%); số đại biểu không biểu quyết: 1 (0,2%).
- Điều 24 (Điều kiện được vay lại): số đại biểu có mặt: 445 (90,26%); số đại biểu tán thành: 440 (89,25%); số đại biểu không tán thành: 2 (0,41%); số đại biểu không biểu quyết: 3 (0,61%).
- Điều 34 (Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ): số đại biểu có mặt: 448 (90,87%); số đại biểu tán thành: 438 (88,84%); số đại biểu không tán thành: 9 (1,83%); số đại biểu không biểu quyết: 1 (0,2%).
- Toàn bộ Luật: số đại biểu có mặt: 449 (91,08%); số đại biểu tán thành: 446 (90,47%); số đại biểu không tán thành: 1 (0,2%); số đại biểu không biểu quyết: 2 (0,41%).
Đối với Luật Quy hoạch đô thị:
- Điều 6 (Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị): số đại biểu có mặt: 445 (90,26%); số đại biểu tán thành: 445 (90,26%); số đại biểu không tán thành: không; số đại biểu không biểu quyết: không.
- Điều 19 (Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị): số đại biểu có mặt: 437 (88,64%); số đại biểu tán thành: 431 (87,42%); số đại biểu không tán thành: 3 (0,61); số đại biểu không biểu quyết: 3 (0,61).
- Điều 44 (Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị): số đại biểu có mặt: 438 (88,84%); số đại biểu tán thành: 432 (87,63%); số đại biểu không tán thành: 2 (0,41); số đại biểu không biểu quyết: 4 (0,81).
- Điều 47 (Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị): số đại biểu có mặt: 438 (88,84%); số đại biểu tán thành: 436 (88,44%); số đại biểu không tán thành: 1 (0,2); số đại biểu không biểu quyết: 1 (0,2).
- Toàn bộ Luật: số đại biểu có mặt: 444 (90,06%); số đại biểu tán thành: 440 (89,25%); số đại biểu không tán thành: 2 (0,41%); số đại biểu không biểu quyết: 2 (0,41%)./.
Hơn 1,33 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng  (17/06/2009)
Phòng chống dịch cúm A/H1N1: Phương án ứng phó phải quyết liệt, nhưng không gây hoang mang cho người dân  (17/06/2009)
Ảnh hưởng đang lên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải  (17/06/2009)
Thông cáo số 22 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (17/06/2009)
Nước Nga “hậu Xô viết”: Phân tích và dự báo  (17/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay