Bầu cử tổng thống Pháp: Bất ngờ tại vòng một bỏ phiếu sơ bộ phe cánh hữu
Tại cuộc bầu cử sơ bộ phe cánh hữu và trung hữu vòng một được tổ chức vào ngày 20-11 để chọn ứng cử viên xứng đáng cho cuộc bầu cử Ttng thống Pháp vào năm tới, cựu Thủ tướng François Fillon và Thị trưởng thành phố Bordeaux Alain Juppé với số phiếu tương ứng là 44,1% và 28,3% đã lọt vào vòng hai của vòng sơ bộ. Trong khi đó, với 21% số phiếu, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị loại.
Dẫn kết quả do Ban tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ công bố cho biết, với khoảng 85% số phiếu được kiểm, ba ứng cử viên nói trên có sự cách biệt rất lớn so với 4 ứng cử viên còn lại, trong đó người cao nhất là cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Bruno Le Maire dành không quá 3% số phiếu.
Việc cựu Thủ tướng F. Fillon giành chiến thắng áp đảo, về nhất với sự cách biệt khá xa so với người đứng thứ hai, ông A. Juppé, là một kết quả hết sức bất ngờ đối với chính giới, người dân và truyền thông Pháp. Trong suốt chiến dịch tranh cử kéo dài nhiều tháng qua, giới phân tích, truyền thông và trong nội bộ phe cánh hữu, tất cả đều nhận định đây là cuộc đua tay đôi của hai ứng cử viên là Thị trưởng thành phố Bordeaux, ông A. Juppé và cựu Tổng thống N. Sarkozy, hai ứng cử viên luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò.
Tuy nhiên, sau hai cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình hồi cuối tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua, báo chí bắt đầu nói đến cuộc đua tay ba giữa ông A. Juppé, ông N. Sarkozy và ông F. Fillon. Mặc dù vậy, một kịch bản ứng cử viên F. Fillon chiến thắng vang dội ở vòng một và đối đầu với ông A. Juppé ở vòng hai là điều mà nhiều người chưa từng nghĩ tới.
Trong hai ứng cử viên về nhất, ứng cử viên F. Fillon, 62 tuổi, là gương mặt sáng trong cánh hữu với những quan điểm về kinh tế mở cửa và đã có kinh nghiệm chính trường khi ông giữ chức thủ tướng dưới thời Tổng thống N. Sarkozy (2007 - 2012), trong khi Thị trưởng thành phố Bordeaux J. Juppé, 71 tuổi, từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng Pháp trong các năm (1995 - 1997) dưới thời Tổng thống Jacques Chirac. Hai ứng cử viên nói trên sẽ trải qua một cuộc đua quyết liệt tại cuộc bầu cử sơ bộ lần hai được tổ chức vào ngày 27-11 tới nhằm chọn ra ứng cử viên chính thức đại diện cho phe cánh hữu ra tranh cử tổng thống.
Theo đánh giá sơ bộ, khoảng 3,9 đến 4,3 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu tại cuộc bầu cử sơ bộ lần thứ nhất. Trong số các cử tri đi bỏ phiếu, những người ủng hộ quan điểm phe cánh hữu chiếm 63%, những người ủng hộ phe cánh tả chiếm 15%. Số lượng cử tri tăng vọt cho thấy cử tri nhận thức được tầm quan trọng của cuộc bầu cử sơ bộ lần này, rằng ứng cử viên chiến thắng có khả năng trở thành tổng thống tại cuộc bầu cử năm 2017.
Trong bối cảnh phe cánh tả với đảng Xã hội (PS) cầm quyền đang bị chia rẽ sâu sắc và cho đến thời điểm này, Tổng thống Pháp François vẫn chưa tuyên bố có ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa hay không, nhiều khả năng ứng cử viên chiến thắng sau hai vòng bỏ phiếu của phe cánh hữu sẽ phải đối đầu với ứng cử viên đảng cực hữu, bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia (FN). Cũng giống như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, kết quả bầu cử vòng sơ bộ lần này cho thấy nhiều điều bất ngờ và mọi khả năng đều có thể xảy ra./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Phiên toàn thể thứ hai APEC 2016  (22/11/2016)
Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác hàng đầu và lâu dài  (22/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Cấp cao APEC 2016 tại Peru  (21/11/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 14 đến ngày 20-11-2016  (21/11/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên