Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Tòa án nhân dân thành phố
Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tòa án nhân dân Tối cao, các sở, ban, ngành hữu quan của thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội...
Sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là thành phố có số lượng án cần giải quyết đứng thứ hai trên toàn quốc. Số lượng án lớn, lực lượng thẩm phán lại mỏng nên việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử luôn được Hà Nội quan tâm chú trọng, đặc biệt là việc thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với Tòa án hai cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo thống kê, năm 2016, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã giải quyết được gần 27.700 vụ trên tổng số 28.747 vụ, đạt tỷ lệ 96,3%; không để xảy ra việc xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Chất lượng công tác xét xử các loại vụ án được nâng cao, thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp, công tác hòa giải.
Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan điều tra trong quá trình tiến hành tố tụng, hạn chế việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ pháp luật; tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử lưu động và án điểm... duy trì giao ban hàng tháng giữa lãnh đạo Tòa án thành phố với cán bộ chủ chốt hai cấp để chỉ đạo công tác kiểm tra, uốn nắn kịp thời tư tưởng nhận thức chưa đúng của cán bộ Tòa án, rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, trong đó nhấn mạnh vào những vi phạm trong công tác tiếp công dân, giải quyết các loại án, nhất là các vụ án quá thời hạn xét xử, các vụ án bị hủy, cải sửa nghiêm trọng có lỗi chủ quan của thẩm phán, các vụ án có đơn thư khiếu nại, tố cáo...
Tại buổi làm việc, đại diện các Tòa chuyên môn, Tòa án cấp quận, huyện, thị xã đã đưa ra nhiều đề xuất kiến nghị về công tác chuyên môn, về phát triển nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất. Điển hình như một số quy định của pháp luật vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa phù hợp với thực tế; thời gian bổ nhiệm lại thẩm phán kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ công tác xét xử; thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử...
Thực tế quá trình xét xử có một số vụ án bị kéo dài do các cơ quan, tổ chức chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong công tác giám định, định giá tài sản, thực hiện ủy thác tư pháp. Nhiều vụ án đương sự không hợp tác, gây khó khăn trong việc tống đạt hoặc khi Tòa án tiến hành thẩm định tại chỗ, thu thập chứng cứ.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ của đội ngũ thẩm phán, cán bộ nhân viên Tòa án hai cấp thành phố Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố phối hợp tối đa và tạo các điều kiện thuận lợi để Tòa án hai cấp thực hiện nhiệm vụ như: Cung cấp chứng cứ của các cơ quan chuyên môn phục vụ việc giải quyết vụ án nhất là các vụ án dân sự, việc tổ chức các phiên tòa lưu động... đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan tư pháp và nội chính trong quá trình giải quyết vụ án, nhất là các vụ án trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp... Các cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp này.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho ngành Tòa án cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thẩm phán, thư ký Tòa; trong đó lưu ý vào việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ Tòa phục vụ công tác xét xử theo kịp xu thế hội nhập phát triển hiện nay./.
Đi tìm nguyên nhân bà Hillary Clinton thua cuộc  (13/11/2016)
Thi nâng ngạch công chức bảo đảm ngày càng thực chất  (13/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Lễ kỷ niệm và trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội  (12/11/2016)
Đánh giá việc khắc phục vi phạm môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh  (12/11/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Cao Đài năm 2016  (12/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên