Đánh giá việc khắc phục vi phạm môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh
22:43, ngày 12-11-2016
Hội đồng liên ngành giám sát việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung, cam kết thực hiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) theo Quyết định số 1619 ngày 20-7-2016, đã đưa ra đánh giá về kết quả khắc phục của FHS, đồng thời cho ý kiến về kế hoạch khắc phục trong thời gian tới.
FHS nghiêm túc khắc phục hậu quả vi phạm
Ngày 28-10-2016, với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Hội đồng liên ngành giám sát đã họp và ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực và nghiêm túc thực hiện của FHS từ sau sự cố môi trường biển miền Trung, khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Đó là hoàn thành việc chuyển 500 triệu USD bồi thường thiệt hại cho Chính phủ Việt Nam theo cam kết. Mặt khác đã và đang thực hiện nghiêm túc các giải pháp trước mắt và lâu dài theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Thông báo số 78 và quyết định xử phạt hành chính để khắc phục các tồn tại, vi phạm.
Đến nay FHS đã cải thiện, vận hành hệ thống xử lý nước thải và khí thải đạt quy chuẩn cho phép; phối hợp với các cơ quan khoa học kỹ thuật, các chuyên gia về môi trường trong nước và quốc tế xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây dựng bổ sung một số công trình xử lý chất thải, nhằm kiểm soát môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến cuối tháng 10-2016, các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải phục vụ Lò cao số 1 của FHS đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trong giai đoạn này. Bao gồm các công trình xử lý nước thải và quan trắc tự động nước thải; cải thiện các công trình bảo vệ môi trường, chuyển đổi công nghệ sản xuất và tăng cường bộ máy vận hành, quản lý của FHS; thực hiện kế hoạch giám sát môi trường tự động, liên tục và định kỳ.
Tại cuộc họp Hội đồng liên ngành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về kế hoạch giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch khắc phục, cũng như các hoạt động thường xuyên của của FHS, bảo đảm không để xảy ra trường hợp chất thải chưa được xử lý, hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật ra ngoài môi trường.
Một số kiến nghị
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trên cơ sở kết quả cuộc họp của Hội đồng, kết quả giám sát việc khắc phục các tồn tại, vi phạm của FHS, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ, yêu cầu FHS khẩn trương thực hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường bổ sung, chuyển đổi công nghệ sản xuất như đã cam kết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nội dung quan trọng hiện nay.
Trước hết là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, sớm xem xét thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường cải thiện và bổ sung của FHS trong thời gian ngắn nhất, bảo đảm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Giao Bộ Xây dựng theo thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái chế, sử dụng tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao làm vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý loại chất thải này của nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam nói chung cũng như của FHS nói riêng.
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền tích cực về kết quả khắc phục vi phạm của FHS; cho công bố thông tin rộng rãi về kết quả khắc phục của FHS để nhân dân biết, giám sát thực hiện.
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan khoa học liên quan, đánh giá công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô của FHS, đảm bảo công nghệ được chuyển đổi là công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh rà soát thiết kế cơ sở của Tổ hợp gang thép đã được thẩm định, yêu cầu FHS thực hiện theo đúng dự án đã được phê duyệt.
Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng và thẩm quyền, nhiệm vụ được giao sẽ yêu cầu FHS thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo chất thải của FHS phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế theo như cam kết./.
Ngày 28-10-2016, với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Hội đồng liên ngành giám sát đã họp và ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực và nghiêm túc thực hiện của FHS từ sau sự cố môi trường biển miền Trung, khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Đó là hoàn thành việc chuyển 500 triệu USD bồi thường thiệt hại cho Chính phủ Việt Nam theo cam kết. Mặt khác đã và đang thực hiện nghiêm túc các giải pháp trước mắt và lâu dài theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Thông báo số 78 và quyết định xử phạt hành chính để khắc phục các tồn tại, vi phạm.
Đến nay FHS đã cải thiện, vận hành hệ thống xử lý nước thải và khí thải đạt quy chuẩn cho phép; phối hợp với các cơ quan khoa học kỹ thuật, các chuyên gia về môi trường trong nước và quốc tế xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây dựng bổ sung một số công trình xử lý chất thải, nhằm kiểm soát môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến cuối tháng 10-2016, các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải phục vụ Lò cao số 1 của FHS đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trong giai đoạn này. Bao gồm các công trình xử lý nước thải và quan trắc tự động nước thải; cải thiện các công trình bảo vệ môi trường, chuyển đổi công nghệ sản xuất và tăng cường bộ máy vận hành, quản lý của FHS; thực hiện kế hoạch giám sát môi trường tự động, liên tục và định kỳ.
Tại cuộc họp Hội đồng liên ngành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về kế hoạch giám sát chặt chẽ việc triển khai kế hoạch khắc phục, cũng như các hoạt động thường xuyên của của FHS, bảo đảm không để xảy ra trường hợp chất thải chưa được xử lý, hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật ra ngoài môi trường.
Một số kiến nghị
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trên cơ sở kết quả cuộc họp của Hội đồng, kết quả giám sát việc khắc phục các tồn tại, vi phạm của FHS, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ, yêu cầu FHS khẩn trương thực hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường bổ sung, chuyển đổi công nghệ sản xuất như đã cam kết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nội dung quan trọng hiện nay.
Trước hết là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, sớm xem xét thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường cải thiện và bổ sung của FHS trong thời gian ngắn nhất, bảo đảm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Giao Bộ Xây dựng theo thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái chế, sử dụng tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao làm vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý loại chất thải này của nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam nói chung cũng như của FHS nói riêng.
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền tích cực về kết quả khắc phục vi phạm của FHS; cho công bố thông tin rộng rãi về kết quả khắc phục của FHS để nhân dân biết, giám sát thực hiện.
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan khoa học liên quan, đánh giá công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô của FHS, đảm bảo công nghệ được chuyển đổi là công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh rà soát thiết kế cơ sở của Tổ hợp gang thép đã được thẩm định, yêu cầu FHS thực hiện theo đúng dự án đã được phê duyệt.
Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng và thẩm quyền, nhiệm vụ được giao sẽ yêu cầu FHS thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo chất thải của FHS phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế theo như cam kết./.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Cao Đài năm 2016  (12/11/2016)
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ  (12/11/2016)
Cơ quan chấp pháp Malaysia bắt giữ nhiều ngư dân Việt Nam  (12/11/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt trí thức Việt kiều tiêu biểu  (12/11/2016)
Phong trào "Mùa xuân Arab" gây tổn thất hơn 600 tỷ USD  (12/11/2016)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không khí khởi nghiệp thực sự lan tỏa  (12/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên