Thúc đẩy hợp tác, giao lưu nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
21:26, ngày 09-11-2016
Ngày 09-11-2016, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc tổ chức hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác hữu nghị và giao lưu nhân dân các tỉnh, thành phố Việt-Trung.”
Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tham dự cuộc gặp gỡ, về phía Việt Nam có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đại diện Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc; đại diện 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa.
Về phía Trung Quốc có: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang, Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; đại diện 6 tỉnh, thành phố của Trung Quốc: Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Tứ Xuyên, Sơn Đông và thành phố Nam Ninh.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc đã phối hợp tổ chức hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy hơn nữa quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, góp phần làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, luôn coi đây là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói rằng việc duy trì quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước là nhân tố rất quan trọng cho hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước, của khu vực và thế giới. Đây là nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược chung cơ bản để phát triển quan hệ song phương giữa hai nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ các địa phương và nhân dân hai nước là chủ thể quan trọng góp phần đưa những nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước đi vào thực tế. Quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các địa phương và nhân dân hai nước cũng chính là yếu tố then chốt để tăng cường hiểu biết, tin cậy và củng cố cơ sở xã hội vững chắc cho phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh các cấp, các ngành và nhân dân hai nước cần tranh thủ đẩy mạnh khai thác các lợi thế, tích cực mở rộng hơn nữa các lĩnh vực hợp tác thực chất cùng có lợi, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị tại cuộc gặp này, hai bên cùng đi sâu trao đổi về các biện pháp nhằm củng cố, phát huy tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; bàn các biện pháp nhằm mở rộng giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, cũng như các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm để thực sự thúc đẩy hợp tác hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang nhấn mạnh cuộc gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm trao đổi tình hữu nghị hai nước, thúc đẩy hợp tác, tạo sức sống mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Nhằm phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đề nghị hai nước cần tăng cường kết nối về mặt chiến lược, thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực phát triển bền vững.
“Nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam có mối liên hệ mật thiết, có tính bổ sung rất cao, ngày càng nhiều lợi ích chung. Trung Quốc hết sức coi trọng chiến lược phát triển của hai bên, hướng tới tăng cường kết nối về kết cấu hạ tầng, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Đồng thời, hai bên cần tiếp tục mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, tuần tra chung tại biên giới, chống tội phạm qua biên giới,” ông Trương Đức Giang nêu rõ.
Theo Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang, hai nước cần tăng cường học hỏi và tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai bên cần tiếp tục tăng cường tiếp xúc, trao đổi về mặt lý luận và thực tiễn về những cách làm, kinh nghiệm phát triển kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng Đảng. Cùng với đó, hai bên cần tăng cường giao lưu nhân dân, triển khai hợp tác địa phương.
Tại cuộc gặp, các đại biểu đã giới thiệu về địa phương mình, tiềm năng hợp tác, những kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy hợp tác hữu nghị, tăng cường giao lưu nhân dân giữa các địa phương hai nước./.
Tham dự cuộc gặp gỡ, về phía Việt Nam có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đại diện Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc; đại diện 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa.
Về phía Trung Quốc có: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang, Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; đại diện 6 tỉnh, thành phố của Trung Quốc: Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Tứ Xuyên, Sơn Đông và thành phố Nam Ninh.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc đã phối hợp tổ chức hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy hơn nữa quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, góp phần làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, luôn coi đây là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói rằng việc duy trì quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước là nhân tố rất quan trọng cho hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước, của khu vực và thế giới. Đây là nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược chung cơ bản để phát triển quan hệ song phương giữa hai nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ các địa phương và nhân dân hai nước là chủ thể quan trọng góp phần đưa những nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước đi vào thực tế. Quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các địa phương và nhân dân hai nước cũng chính là yếu tố then chốt để tăng cường hiểu biết, tin cậy và củng cố cơ sở xã hội vững chắc cho phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh các cấp, các ngành và nhân dân hai nước cần tranh thủ đẩy mạnh khai thác các lợi thế, tích cực mở rộng hơn nữa các lĩnh vực hợp tác thực chất cùng có lợi, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị tại cuộc gặp này, hai bên cùng đi sâu trao đổi về các biện pháp nhằm củng cố, phát huy tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; bàn các biện pháp nhằm mở rộng giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, cũng như các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm để thực sự thúc đẩy hợp tác hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang nhấn mạnh cuộc gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm trao đổi tình hữu nghị hai nước, thúc đẩy hợp tác, tạo sức sống mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Nhằm phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đề nghị hai nước cần tăng cường kết nối về mặt chiến lược, thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực phát triển bền vững.
“Nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam có mối liên hệ mật thiết, có tính bổ sung rất cao, ngày càng nhiều lợi ích chung. Trung Quốc hết sức coi trọng chiến lược phát triển của hai bên, hướng tới tăng cường kết nối về kết cấu hạ tầng, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Đồng thời, hai bên cần tiếp tục mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, tuần tra chung tại biên giới, chống tội phạm qua biên giới,” ông Trương Đức Giang nêu rõ.
Theo Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang, hai nước cần tăng cường học hỏi và tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai bên cần tiếp tục tăng cường tiếp xúc, trao đổi về mặt lý luận và thực tiễn về những cách làm, kinh nghiệm phát triển kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng Đảng. Cùng với đó, hai bên cần tăng cường giao lưu nhân dân, triển khai hợp tác địa phương.
Tại cuộc gặp, các đại biểu đã giới thiệu về địa phương mình, tiềm năng hợp tác, những kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy hợp tác hữu nghị, tăng cường giao lưu nhân dân giữa các địa phương hai nước./.
Bỏ phiếu bầu cho ông Trump: Cử tri Mỹ mơ về một sự thay đổi  (09/11/2016)
Lãnh đạo EVN lý giải về khoản lỗ gần 700 tỷ đồng trong 6 tháng  (09/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 2016-2020  (09/11/2016)
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc  (09/11/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 31-10 đến ngày 6-11-2016)  (08/11/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Campuchia, Singapore  (08/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên