Bỏ phiếu bầu cho ông Trump: Cử tri Mỹ mơ về một sự thay đổi
21:25, ngày 09-11-2016
Tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa đã bất ngờ đắc cử tổng thống để trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng sau cuộc đua “song mã” khốc liệt với đối thủ được đánh giá là nặng ký hơn Hillary Clinton của đảng Dân chủ.
Với khẩu hiệu tranh cử “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại,” cử tri Mỹ đã lựa chọn ông Trump với mong muốn về một sự thay đổi đối với tương lai của Xứ cờ hoa.
Bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Trump sẽ đối mặt với không ít thách thức, trên cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Trước tiên là duy trì đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế số một thế giới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xử lý mối quan hệ nhiều trắc trở giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa để đảm bảo việc điều hành đất nước diễn ra thuận lợi.
Tiếp đó là giải quyết tình trạng phân biệt sắc tộc có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trên mặt trận đối ngoại, ông Trump sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông “nóng bỏng” với cuộc khủng hoảng Syria kéo dài hơn 5 năm qua vẫn chưa tìm được lối thoát, tình hình Yemen và tiến trình hòa bình Israel-Palestine chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm,” hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên chưa thể khép lại, các cặp quan hệ đối tác-đối thủ Mỹ-Trung, Mỹ-Nga thêm những nốt trầm mới và số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa rõ ràng...
Tuy nhiên, là một chính khách đi lên từ giới doanh nghiệp, ông Trump có nhiều quan điểm chính trị khác biệt so với các chính khách truyền thống. Những khác biệt này thể hiện trong các phát biểu về chính sách đối nội và đối ngoại của ông trong suốt quá trình vận động tranh cử vừa qua.
Ông Trump lên nắm quyền trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã có nhiều cải thiện khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 5 năm qua đạt trung bình 2%, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp.
Tuy nhiên, kinh tế vẫn luôn là ưu tiên số một đối với bất kỳ chính phủ nào, và ông Trump cũng không phải là ngoại lệ. Khác biệt ở chỗ ông Trump cho rằng các hiệp định thương mại lớn cũng như hoạt động cho thuê ngoài mà nước Mỹ đang thúc đẩy là nguyên nhân khiến nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông tuyên bố nếu trở thành tổng thống sẽ đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Không dừng lại ở đó, ông khẳng định sẽ đảo ngược các chính sách năng lượng và khí hậu của chính quyền tiền nhiệm mà ông cho là đang “phá hủy cơ hội việc làm của người Mỹ,” đặc biệt ông khẳng định sẽ hủy bỏ cam kết của Washington trong thỏa thuận biến đổi khí hậu ký kết tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2015 và ủng hộ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL nối giữa Canada và Mỹ đã bị Tổng thống Obama bác bỏ vì các vấn đề môi trường.
Liên quan đến vấn đề súng đạn gây nhức nhối nước Mỹ, ông Trump cho biết sẽ phủ quyết mọi dự luật kiểm soát súng đạn mới. Một chủ đề khác được ông Trump nhiều lần đề cập là vấn đề người Hồi giáo và người nhập cư. Ông từng gây tranh cãi với tuyên bố "cấm cửa" tất cả người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, đồng thời muốn xây tường rào để phong tỏa biên giới phía Nam của Mỹ với Mexico.
Chính khách-doanh nhân này cũng muốn trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp và tăng mức phạt đối với những người vi phạm quy chế thị thực. Ông cũng từng đề xuất mở một cuộc cạnh tranh để người dân tự chọn bảo hiểm ở các bang, đồng thời thỏa thuận với những bệnh viện để cung cấp bảo hiểm cho người nghèo.
Trên lĩnh vực ngoại giao, ông Trump cho rằng lợi ích của nước Mỹ sẽ được bảo vệ tốt hơn từ việc giảm cam kết với bên ngoài và đặt lợi ích của đất nước và người dân lên trên hết. Xuất phát từ quan điểm vị thế cường quốc của Mỹ đang ngày càng mờ nhạt, ông cam kết sẽ dùng thương lượng kinh tế để khôi phục vị trí trung tâm của Mỹ trên trường quốc tế.
Chính khách-thương gia này nhìn nhận mọi cuộc xung đột quốc tế dưới góc độ của một cuộc thương lượng. Theo ông Trump, thế giới hiện nay đang dựa dẫm quá nhiều vào ảnh hưởng và tiền bạc của Mỹ, trong khi đó Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là hai tổ chức quá tốn kém. Ông chỉ trích NATO đã trở nên "lỗi thời" và tuyên bố sẽ buộc các nước đối tác của Mỹ đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Theo ông, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương xứng.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng tuyên bố sẽ sử dụng “đòn bẩy kinh tế của Mỹ” nhằm thuyết phục Trung Quốc kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên. Ông thậm chí để ngỏ khả năng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong Un (Kim Châng Un), đồng thời mong muốn tìm kiếm các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga và Trung Quốc.
Mặc dù ông Trump bị đánh giá là chưa rõ ràng và thiếu nhất quán trong tầm nhìn chiến lược cho các chính sách đối nội và đối ngoại, song cử tri Mỹ đã lựa chọn ứng cử viên mà họ đặt nhiều hy vọng có thể làm thay đổi tương lai của nước Mỹ cũng như cuộc sống của chính họ.
Chưa rõ Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ điều chỉnh các chính sách của chính quyền tiền nhiệm đến đâu, nhưng chắc chắn rằng ông cần có một ê kíp đủ mạnh để lấp những lỗ hổng và những mặt hạn chế để điều hành đất nước, “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” đúng như khẩu hiệu mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử./.
Bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Trump sẽ đối mặt với không ít thách thức, trên cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Trước tiên là duy trì đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế số một thế giới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xử lý mối quan hệ nhiều trắc trở giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa để đảm bảo việc điều hành đất nước diễn ra thuận lợi.
Tiếp đó là giải quyết tình trạng phân biệt sắc tộc có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trên mặt trận đối ngoại, ông Trump sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông “nóng bỏng” với cuộc khủng hoảng Syria kéo dài hơn 5 năm qua vẫn chưa tìm được lối thoát, tình hình Yemen và tiến trình hòa bình Israel-Palestine chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm,” hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên chưa thể khép lại, các cặp quan hệ đối tác-đối thủ Mỹ-Trung, Mỹ-Nga thêm những nốt trầm mới và số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa rõ ràng...
Tuy nhiên, là một chính khách đi lên từ giới doanh nghiệp, ông Trump có nhiều quan điểm chính trị khác biệt so với các chính khách truyền thống. Những khác biệt này thể hiện trong các phát biểu về chính sách đối nội và đối ngoại của ông trong suốt quá trình vận động tranh cử vừa qua.
Ông Trump lên nắm quyền trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã có nhiều cải thiện khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 5 năm qua đạt trung bình 2%, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp.
Tuy nhiên, kinh tế vẫn luôn là ưu tiên số một đối với bất kỳ chính phủ nào, và ông Trump cũng không phải là ngoại lệ. Khác biệt ở chỗ ông Trump cho rằng các hiệp định thương mại lớn cũng như hoạt động cho thuê ngoài mà nước Mỹ đang thúc đẩy là nguyên nhân khiến nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông tuyên bố nếu trở thành tổng thống sẽ đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Không dừng lại ở đó, ông khẳng định sẽ đảo ngược các chính sách năng lượng và khí hậu của chính quyền tiền nhiệm mà ông cho là đang “phá hủy cơ hội việc làm của người Mỹ,” đặc biệt ông khẳng định sẽ hủy bỏ cam kết của Washington trong thỏa thuận biến đổi khí hậu ký kết tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2015 và ủng hộ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL nối giữa Canada và Mỹ đã bị Tổng thống Obama bác bỏ vì các vấn đề môi trường.
Liên quan đến vấn đề súng đạn gây nhức nhối nước Mỹ, ông Trump cho biết sẽ phủ quyết mọi dự luật kiểm soát súng đạn mới. Một chủ đề khác được ông Trump nhiều lần đề cập là vấn đề người Hồi giáo và người nhập cư. Ông từng gây tranh cãi với tuyên bố "cấm cửa" tất cả người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, đồng thời muốn xây tường rào để phong tỏa biên giới phía Nam của Mỹ với Mexico.
Chính khách-doanh nhân này cũng muốn trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp và tăng mức phạt đối với những người vi phạm quy chế thị thực. Ông cũng từng đề xuất mở một cuộc cạnh tranh để người dân tự chọn bảo hiểm ở các bang, đồng thời thỏa thuận với những bệnh viện để cung cấp bảo hiểm cho người nghèo.
Trên lĩnh vực ngoại giao, ông Trump cho rằng lợi ích của nước Mỹ sẽ được bảo vệ tốt hơn từ việc giảm cam kết với bên ngoài và đặt lợi ích của đất nước và người dân lên trên hết. Xuất phát từ quan điểm vị thế cường quốc của Mỹ đang ngày càng mờ nhạt, ông cam kết sẽ dùng thương lượng kinh tế để khôi phục vị trí trung tâm của Mỹ trên trường quốc tế.
Chính khách-thương gia này nhìn nhận mọi cuộc xung đột quốc tế dưới góc độ của một cuộc thương lượng. Theo ông Trump, thế giới hiện nay đang dựa dẫm quá nhiều vào ảnh hưởng và tiền bạc của Mỹ, trong khi đó Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là hai tổ chức quá tốn kém. Ông chỉ trích NATO đã trở nên "lỗi thời" và tuyên bố sẽ buộc các nước đối tác của Mỹ đóng góp nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh cho chính họ. Theo ông, các đồng minh của Mỹ đã được hưởng lợi từ “chiếc ô an ninh” của Washington, nhưng lại chưa chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách tương xứng.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng tuyên bố sẽ sử dụng “đòn bẩy kinh tế của Mỹ” nhằm thuyết phục Trung Quốc kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên. Ông thậm chí để ngỏ khả năng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong Un (Kim Châng Un), đồng thời mong muốn tìm kiếm các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga và Trung Quốc.
Mặc dù ông Trump bị đánh giá là chưa rõ ràng và thiếu nhất quán trong tầm nhìn chiến lược cho các chính sách đối nội và đối ngoại, song cử tri Mỹ đã lựa chọn ứng cử viên mà họ đặt nhiều hy vọng có thể làm thay đổi tương lai của nước Mỹ cũng như cuộc sống của chính họ.
Chưa rõ Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ điều chỉnh các chính sách của chính quyền tiền nhiệm đến đâu, nhưng chắc chắn rằng ông cần có một ê kíp đủ mạnh để lấp những lỗ hổng và những mặt hạn chế để điều hành đất nước, “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” đúng như khẩu hiệu mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử./.
Lãnh đạo EVN lý giải về khoản lỗ gần 700 tỷ đồng trong 6 tháng  (09/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 2016-2020  (09/11/2016)
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc  (09/11/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 31-10 đến ngày 6-11-2016)  (08/11/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Campuchia, Singapore  (08/11/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi Điện mừng Quốc khánh Campuchia  (08/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên