Đẩy mạnh tuyên truyền nội dung công ước phòng, chống tra tấn
22:07, ngày 26-10-2016
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn, tuyên truyền nội dung công ước cho cán bộ, nhân dân cả nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về việc này.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 26-10 tại Hà Nội.
Theo đó, ngày 28-11-2014, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn Công ước chống tra tấn. Việt Nam cũng đã hoàn thiện các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn Công ước cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc vào ngày 05-02-2015.
Sau khi trở thành thành viên của Công ước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước.
Thực hiện kế hoạch này, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung Công ước, nghiên cứu nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật theo hướng sửa đổi, bổ sung và ban hành một số bộ luật, luật như: Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015…
Ngoài ra, Bộ Công an đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Thư ký xây dựng Báo cáo quốc gia của Việt Nam về thực thi Công ước. Tới nay, Bộ Công an đã tổ chức hai hội thảo quốc tế để lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước; bốn hội thảo để lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị đối với Dự thảo báo cáo quốc gia này.
Trong thời gian tới, các đơn vị sẽ tích cực triển khai Kế hoạch của Thủ tướng về thực hiện Công ước chống tra tấn, đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần đầu tiên của Việt Nam trước Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc. Cùng đó, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu nội luật hóa các quy định, tuyên truyền rộng rãi, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này nhằm góp phần tăng cường uy tín, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người./.
Theo đó, ngày 28-11-2014, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn Công ước chống tra tấn. Việt Nam cũng đã hoàn thiện các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn Công ước cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc vào ngày 05-02-2015.
Sau khi trở thành thành viên của Công ước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước.
Thực hiện kế hoạch này, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung Công ước, nghiên cứu nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật theo hướng sửa đổi, bổ sung và ban hành một số bộ luật, luật như: Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015…
Ngoài ra, Bộ Công an đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Thư ký xây dựng Báo cáo quốc gia của Việt Nam về thực thi Công ước. Tới nay, Bộ Công an đã tổ chức hai hội thảo quốc tế để lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước; bốn hội thảo để lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị đối với Dự thảo báo cáo quốc gia này.
Trong thời gian tới, các đơn vị sẽ tích cực triển khai Kế hoạch của Thủ tướng về thực hiện Công ước chống tra tấn, đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần đầu tiên của Việt Nam trước Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc. Cùng đó, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu nội luật hóa các quy định, tuyên truyền rộng rãi, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này nhằm góp phần tăng cường uy tín, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người./.
Chính thức khai mạc Hội nghị ACMECS 7 và Hội nghị CLMV 8  (26/10/2016)
Phong trào Không liên kết: Những thách thức cần vượt qua trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay  (26/10/2016)
Quân khu 5 và các tỉnh, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên phối hợp làm tốt công tác dân vận  (26/10/2016)
WEF về khu vực Mekong thảo luận nhiều vấn đề quan trọng  (25/10/2016)
Khu vực Mekong khẳng định quyết tâm nỗ lực tự cường và hợp tác  (25/10/2016)
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore  (25/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên