Chủ tịch Quốc hội Niu Di-lân Loóc-út Xmít thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
TCCSĐT - Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Niu Di-lân Loóc-út Xmít và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đến Hà Nội, thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Ngài Lockwood Smith (Loóc-út Xmít) sinh ngày 13-11-1948, tại Pa-pa-roa, Noóc-len, Niu Di-lân; trình độ học vấn: Tiến sĩ; là đảng viên Đảng Dân tộc.
Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Loóc-út Xmít có ông Giêm Kim-bơ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Niu Di-lân tại Việt Nam; bà Ních-ki Oét-nơ, Ủy viên Ủy ban Y tế, Phó chủ tịch Ủy ban Chính quyền địa phương và Môi trường, thành viên Đảng Quốc gia; ông Giôn Bốt-cây-oen, ủy viên Ủy ban Thương mại, ủy viên Ủy ban Tài chính và Chi tiêu, thành viên đảng Niu Di-lân Hành động; Tiến sĩ A-sa-rát Sâu-he-ri, ủy viên Ủy ban Sản xuất, đại diện của Công Đảng tại Ủy ban An toàn thực phẩm và Ủy ban Khoa học Nông nghiệp, đồng đại diện của Công Đảng tại Ủy ban Dân tộc, thành viên Công Đảng; ông Rây-mông Hiu, ủy viên Ủy ban Tài chính và Chi tiêu, đại diện của Công Đảng tại Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Thống kê, đồng đại diện của Công Đảng tại Ủy ban Dân tộc, thành viên Công Đảng.
Niu Di-lân được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng cao về khả năng cạnh tranh. Thu nhập bình quân đầu người của Niu Di-lân khá cao: 23.000 USD (năm 2006). Niu Di-lân có cơ sở kinh tế nông, công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng. 3/4 sản phẩm nông nghiệp hàng năm dùng để xuất khẩu. Tỷ trọng các ngành trong GDP: nông nghiệp 4,7%; công nghiệp 27,8%, dịch vụ 67,6%.
Nền kinh tế Niu Di-lân chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, gỗ, cá, thiết bị máy móc, rau và hoa quả. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phương tiện giao thông, máy móc, nhiên liệu, chất dẻo, thiết bị y tế...
Từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình khoảng 4,2-4,4%/năm, thuộc loại cao trong khối OECD. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể từ mức 7,8% năm 1999 xuống 4% năm 2005, mức thấp nhất trong vòng 17 năm trở lại đây.
Việt Nam và Niu Di-lân thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19-6-1975. Trong chuyến thăm chính thức Niu Di-lân từ 8 đến 11-5-2005 của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai Thủ tướng đã ký "Tuyên bố về Hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân", trong đó khẳng định quyết tâm của hai nước trong thập kỷ tới sẽ đẩy mạnh hợp tác để thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, lâu dài và ổn định giữa hai nước.Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Niu Di-lân (9 đến 12-9-2007) đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Hai bên tiếp tục khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, thương mại, ODA, giáo dục, du lịch…
Đến nay, hai nước đã ký được một số Hiệp định hợp tác như Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Hiệp định Hàng không và nhiều thoả thuận hợp tác khác.
Hiện nay, tại Niu Di-lân có khoảng 1.500 sinh viên Việt Nam đang theo học, phần lớn theo chế độ tự túc. Niu Di-lân là nước có ngành du lịch phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững và đào tạo nhân lực du lịch. Niu Di-lân được coi là một trong những thị trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam./.
Hạ hồi chưa phân giải  (15/04/2009)
Giới thiệu chính sách mới số 175  (15/04/2009)
Mang cả Trường Sơn về thành phố  (15/04/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2009  (15/04/2009)
Ngày hội tôn vinh, phát huy các giá trị và tinh hoa văn hoá Việt Nam  (15/04/2009)
Đảng cộng sản Hy Lạp: Điểm sáng trong phong trào cộng sản châu Âu  (15/04/2009)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay