Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 10
22:48, ngày 05-09-2016
TCCSĐT - Tại buổi họp báo chiều 05-9-2016, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam cho biết: Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 10 sẽ diễn ra tại thành phố Cần Thơ từ ngày 14 đến ngày 16-9-2016 với chủ đề: “Hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững”.
Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn, góp phần thắt chặt mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp; tiếp tục mở ra cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hai nước gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm các điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam, điểm nhấn của hội nghị lần này là việc tập trung tổ chức hội thảo chuyên đề đặc biệt về môi trường và biến đổi khí hậu.
Mục đích của hội thảo nhằm phân tích sâu hơn những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân trước tác động của biến đổi khí hậu; các giải pháp phát triển sản xuất xanh - sạch, bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái; bảo vệ bờ biển; vệ sinh môi trường cho đô thị; đào tạo nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu - bảo vệ môi trường - phát triển nông nghiệp bền vững của các cấp chính quyền và cộng đồng
Theo báo cáo của Ban Tổ chức, đến ngày 05-9-2016, đã có khoảng 800 đại biểu đại diện chính quyền các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học,… của Việt Nam và Pháp đăng ký tham dự hội nghị. Ngoài hai phiên khai mạc và bế mạc, tại hội nghị sẽ diễn ra 5 hội thảo chuyên đề về: Hợp tác kinh tế và du lịch; Giáo dục - Y tế; Môi trường - Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp, ngư nghiệp; Phát triển đô thị; Văn hóa - Di sản do các địa phương Việt Nam và Pháp đồng chủ trì.
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra hội nghị còn có các hoạt động bên lề gồm: Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch với chủ đề “Hợp tác phát triển nông nghiệp và du lịch bền vững”; Những ngày Văn hóa Việt - Pháp; Hội chợ quốc tế Việt - Pháp; Cuộc thi chế biến các món ăn từ cá tra - Mekong Chef; Cuộc thi làm bánh mì Pháp,...
Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996 tại thành phố Lille (Pháp). Từ năm 2005 đến nay, Hội nghị được tổ chức đều đặn 2-3 năm một lần, luân phiên giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Pháp. Sau 20 năm hình thành và phát triển, Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp đã đóng góp tích cực trong việc củng cố mối quan hệ giữa hai nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là các địa phương Việt Nam.
Các dự án hợp tác được ký kết qua các kỳ hội nghị đã được triển khai linh hoạt, tập trung vào các lĩnh vực mà các địa phương Việt Nam có nhu cầu. Hiện có 19 địa phương của Pháp đã và đang triển khai các dự án hợp tác với 17 địa phương của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, Pháp ngữ, văn hóa - di sản, xây dựng hạ tầng giao thông đô thị, phát triển nông thôn, khoa học - công nghệ, nước sạch, vệ sinh môi trường./.
Mục đích của hội thảo nhằm phân tích sâu hơn những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân trước tác động của biến đổi khí hậu; các giải pháp phát triển sản xuất xanh - sạch, bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái; bảo vệ bờ biển; vệ sinh môi trường cho đô thị; đào tạo nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu - bảo vệ môi trường - phát triển nông nghiệp bền vững của các cấp chính quyền và cộng đồng
Theo báo cáo của Ban Tổ chức, đến ngày 05-9-2016, đã có khoảng 800 đại biểu đại diện chính quyền các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học,… của Việt Nam và Pháp đăng ký tham dự hội nghị. Ngoài hai phiên khai mạc và bế mạc, tại hội nghị sẽ diễn ra 5 hội thảo chuyên đề về: Hợp tác kinh tế và du lịch; Giáo dục - Y tế; Môi trường - Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp, ngư nghiệp; Phát triển đô thị; Văn hóa - Di sản do các địa phương Việt Nam và Pháp đồng chủ trì.
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra hội nghị còn có các hoạt động bên lề gồm: Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch với chủ đề “Hợp tác phát triển nông nghiệp và du lịch bền vững”; Những ngày Văn hóa Việt - Pháp; Hội chợ quốc tế Việt - Pháp; Cuộc thi chế biến các món ăn từ cá tra - Mekong Chef; Cuộc thi làm bánh mì Pháp,...
Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996 tại thành phố Lille (Pháp). Từ năm 2005 đến nay, Hội nghị được tổ chức đều đặn 2-3 năm một lần, luân phiên giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Pháp. Sau 20 năm hình thành và phát triển, Hội nghị hợp tác các địa phương Việt Nam - Pháp đã đóng góp tích cực trong việc củng cố mối quan hệ giữa hai nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là các địa phương Việt Nam.
Các dự án hợp tác được ký kết qua các kỳ hội nghị đã được triển khai linh hoạt, tập trung vào các lĩnh vực mà các địa phương Việt Nam có nhu cầu. Hiện có 19 địa phương của Pháp đã và đang triển khai các dự án hợp tác với 17 địa phương của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, Pháp ngữ, văn hóa - di sản, xây dựng hạ tầng giao thông đô thị, phát triển nông thôn, khoa học - công nghệ, nước sạch, vệ sinh môi trường./.
Khai mạc cuộc họp SOM trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào  (05/09/2016)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chúc mừng năm học mới 2016 - 2017  (05/09/2016)
Mỹ - Nga không đạt được thỏa thuận nhằm giảm bớt giao tranh ở Syria  (05/09/2016)
Họp bất thường, bầu bổ sung Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn  (05/09/2016)
Việt Nam đánh giá cao chính sách đối ngoại tích cực của Canada  (05/09/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển