Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1% - 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020
Mục tiêu Chương trình
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.
Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 của Chương trình là phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân: Từ 80% - 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; từ 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% - 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới; 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60%-70% lao động đi làm việc ở nước ngoài...
Các giải pháp thực hiện Chương trình
Một trong những giải pháp đầu tiên của Chương trình là đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “cả nước chung tay vì người nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 48.397 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao quà, học bổng cho học sinh nghèo
Khởi động Chương trình, sáng 03-9, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm, trao học bổng và xe đạp tặng học sinh nghèo là con em đồng bào Chăm sinh sống tại Thành phố.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng đại diện các đơn vị tài trợ đã trao tặng 200 xe đạp và 200 suất học bổng (tổng giá trị trên 600 triệu đồng) cho 400 em học sinh nghèo là con em đồng bào Chăm tại TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng được biết trong điều kiện gia đình còn khó khăn nhưng hầu hết các em học sinh con em đồng bào Chăm đều hiếu học, cố gắng vươn lên trong học tập, nhiều em đạt kết quả cao.
Để có được kết quả tích cực đó, Phó Thủ tướng cho rằng đó là nhờ nỗ lực của chính các em học sinh, tinh thần trách nhiệm của các thầy cô và các vị chức sắc tôn giáo, nhận thức của bà con đối với việc học của con em mình, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Mặt trận, đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc chăm lo phát triển đời sống kinh tế, văn hóa cho cộng đồng người Chăm, qua đó các em học sinh có điều kiện cắp sách đến trường.
Theo Phó Thủ tướng, việc trao tặng học bổng và những chiếc xe đạp hôm nay tuy giá trị vật chất không lớn, nhưng đó là tình cảm yêu thương của cộng đồng, các nhà hảo tâm đối với các em học sinh người Chăm còn khó khăn, để các em có thêm điều kiện đến trường, được học tập, phát huy tài năng, trở thành người thành đạt, giúp ích cho bản thân, cho gia đình và sự phát triển của cộng đồng dân tộc Chăm trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để các em học sinh được đến trường, nhất là học sinh nghèo dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng người Chăm tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Đối với cộng đồng người Chăm tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, các vị chức sắc tôn giáo tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các gia đình đồng bào Chăm nghèo vươn lên trong cuộc sống, không để vì khó khăn mà phải cho con em nghỉ học.
Phó Thủ tướng mong rằng, trong năm học tới, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, của các cấp các ngành, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cùng chung tay để không còn nhiều em trong độ tuổi đến trường phải nghỉ học./.
Hiệp định thương mại tự do EAEU-Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10  (04/09/2016)
EIU nhận định Việt Nam quyết tâm thúc đẩy ngành du lịch  (04/09/2016)
Làm rõ nguyên nhân ô nhiễm không khí tại TP. Hồ Chí Minh  (04/09/2016)
Nga nêu điều kiện cho cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry  (04/09/2016)
Truyền thông Argentina ca ngợi thành tựu kinh tế Việt Nam  (04/09/2016)
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức kỷ niệm Quốc khánh  (03/09/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên