Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn
TCCSĐT - Tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhận được 22 chất vấn, với 33 câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội tập trung vào 5 nội dung đã được Bộ trưởng trả lời bằng văn bản; tại Hội trường hôm nay, Bộ trưởng trả lời 18 ý kiến hỏi trực tiếp của các đại biểu. Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã cùng tham gia trả lời những vấn đề liên quan.
Tại hội trường, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời câu hỏi của 18 vị đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề mà các đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.
- Giúp nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Về mặt so sánh, giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta so với một số nước còn thấp và trong điều kiện công nghiệp và dịch vụ đang lấy đà tăng trưởng thì phần lớn lao động ở nước ta vẫn làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Để giải quyết vấn đề này, con đường chủ yếu là giúp cho người nông dân nâng cao nhanh năng suất và hiệu quả sản xuất, chủ yếu thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực, và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Bộ trưởng cũng khẳng định rằng, trong các loại nông sản của nước ta, có nhiều loại nông sản có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, nhờ vậy chiếm được vị thế cao như lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, và ở một mức độ nhất định là chè, thủy sản, rồi gần đây có thêm đồ gỗ. Năm 2008 với một nước đất chật, người đông nhưng chúng ta đã xuất khẩu được tới 14,5 tỉ USD, là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn. Tuy nhiên chúng ta có một số loại nông sản không có lợi thế cạnh tranh, nên mức sản xuất ở trong nước còn thấp và chúng ta có cố gắng để phát huy những điều kiện để cho phép sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước mà vẫn phải xuất nhập khẩu khối lượng lớn, đó là bông, ngô, đỗ tương, thuốc lá.
- Khuyến khích khoa học về với đồng ruộng, về với nông dân
Hiện nay, phần lớn các kỹ sư làm việc ở các viện nghiên cứu, trường trên địa bàn các thành phố, như vậy rõ ràng là chúng ta cũng cần phải có những cơ chế chính sách để khuyến khích khoa học về với đồng ruộng, về với nông dân. Thực tế chính sách đó cũng có hai khía cạnh. Thứ nhất, để khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật về làm việc trực tiếp ở nông thôn. Thứ hai, để các Viện, trường cũng về làm việc với nông dân ở trên đồng ruộng.
Vừa qua Chính phủ đã có những chủ trương để bố trí ở mỗi xã có một cán bộ khuyến nông, có một cán bộ thú y thì riêng chủ trương về hai vấn đề này đã tạo cơ hội cho ít nhất hơn 20.000 cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp về tận xã. Ngành nông nghiệp cũng chủ trương là điều chuyển cán bộ về kiểm lâm, thay vì ở các cơ quan đóng ở tỉnh ở huyện về với xã. Chúng tôi cũng đang tiếp tục kiến nghị với Chính phủ và các địa phương có chính sách cụ thể để đưa thêm cán bộ các chuyên ngành khác về trực tiếp làm việc tại cơ sở.
- Cung cấp thông tin cho nông dân
Ý thức rất sâu sắc rằng nông nghiệp của chúng ta ngày nay sản xuất phải bám theo thị trường. Vì thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công nhiều cơ quan theo dõi và phân tích thị trường, thường xuyên cung cấp thông tin cho bà con nông dân trên Báo Nông nghiệp, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam.
- Quan tâm đến xây dựng kết cấu hạ tầng, duy trì sản xuất lúa ổn định ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là vấn đề rất lớn, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chính của chúng ta, tới nay, 100% sản lượng gạo xuất khẩu đều từ đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề duy trì sản xuất ổn định, hiệu quả lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long là nền tảng để đảm bảo an ninh lương thực ở đất nước ta, lúa gạo tiếp tục là cây trồng đem lại thu nhập và việc làm chính cho bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, Chính phủ hết sức quan tâm, trong chương trình đầu tư hiện nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang chỉ đạo rà soát lại quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ngay từ bây giờ, Chính phủ đã dành vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó có hệ thống thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong chủ trương về kiên cố hóa kênh mương, Bộ khuyến khích phát triển kiên cố hóa kênh mương ở những nơi bờ kênh dễ lở và cấu tượng đất ở tình trạng dễ thấm trước.
Hiện nay các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu giúp dân thay máy bơm dầu bằng máy bơm điện, vì thế Bộ đã xây dựng một đề án và Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho phép sử dụng vốn thuộc chương trình kích cầu để giúp cho bà con nông dân thực hiện nguyện vọng này. Mỗi tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã được bố trí 60 tỉ đồng và hầu hết các tỉnh đã phân khai xong vốn này để triển khai thực hiện.
Kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét, nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực khó, luôn luôn được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm. Các vấn đề nêu ra được Bộ trưởng trả lời phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chung của việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời và tiếp thu ý kiến của các đại biểu khá chân thành. Chủ tịch đề nghị những việc Bộ trưởng đã hứa với các đại biểu sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát là phần trả lời chất vấn củaBộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng./.
Bức xúc vấn đề lao động, việc làm  (11/06/2009)
Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu  (11/06/2009)
Thông cáo số 18 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII  (11/06/2009)
Cần coi trọng việc dạy nghề và học nghề  (11/06/2009)
Các nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII  (10/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên