Nhiều tín hiệu cảnh báo sự suy thoái kinh tế thế giới
Trong khi các chuyên gia kinh tế vẫn tranh luận liệu kinh tế thế giới năm 2008 có suy thoái hay không thì các tín hiệu gây lo ngại ngày càng nhiều, đặc biệt là việc các nhà đầu tư đổ xô vào dự trữ vàng.
Chỉ trong năm 2007, giá vàng đã tăng 32% và trở thành công cụ cất trữ chính. Cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay sẽ giảm.
Nhiều nhà phân tích kinh tế quốc tế cho rằng nguyên nhân sâu xa của nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Internet năm 2001 ở Mỹ. Khi đó, để giữ các nhà đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định hướng giới đầu tư đổ vốn vào thị trường bất động sản nên duy trì lãi suất rất thấp và giảm các chi phí tài chính. Hệ thống tín dụng thế chấp có rủi ro cao và có lãi suất thay đổi, dành cho các hộ gia đình ít khả năng về tài chính - hệ thống thứ cấp đã ra đời.
Tuy nhiên, vào năm 2005, khi FED tăng lãi suất, tổ chức này đã "làm lệch pha guồng máy nói trên" và gây ra hiệu ứng đô-mi-nô (domino), hiệu ứng mà từ tháng 8-2007 đến nay đã làm rung chuyển hệ thống ngân hàng quốc tế.
Hiện khoảng 3 triệu hộ gia đình ở Mỹ với tổng số nợ khoảng 200 triệu euro có nguy cơ không trả được nợ, làm cho nhiều thể chế tài chính quan trọng có nguy cơ phá sản.
Kết quả là cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các định chế tài chính quan trọng như Citigroup và Merrill Lynch của Mỹ, Northern Rock của Anh, Swiss Re và UBS của Thụy Sĩ, Societe General của Pháp... đều thừa nhận những khoản thua lỗ khổng lồ do khủng hoảng.
Mặc dù chưa xác định được chính xác mức độ thiệt hại nhưng từ tháng 8-2007, các ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu, Anh, Thụy Sĩ và Nhật Bản vẫn chưa lấy lại được lòng tin của giới đầu tư sau khi buộc phải bơm vào nền tài chính quốc tế hàng trăm tỉ Euro.
Các nhà kinh tế thế giới nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng đã lan truyền từ hệ thống tài chính sang nền kinh tế. Một loạt yếu tố như bất động sản rớt giá tại Mỹ (cả tại Anh, Ai-Len và Tây Ban Nha), thanh khoản của các ngân hàng giảm, sự giảm giá của đồng USD, hạn chế tín dụng... đều gây lo ngại là nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái.
Thêm vào đó, việc dầu thô, các nguyên liệu và lương thực tăng giá càng làm tăng niềm tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài.
Trong lúc những nhận định suy thoái kinh tế thế giới ngày càng nhiều thì tình hình “đen tối” của thị trường chứng khoán Mỹ càng khiến giới chuyên gia bi quan hơn nữa.
Kết quả kinh doanh thất vọng của các tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu, giá dầu tiếp tục leo thang trong khi chỉ số lòng tin của người tiêu dùng tụt xuống mức thấp chưa từng có là những bằng chứng rõ ràng về sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ, khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu làm cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần qua mất giá thê thảm.
Số liệu cuối ngày từ sàn giao dịch chứng khoán Niu-Yoóc (New York) (NYSE) cho biết chỉ số Dow Jones của các tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ trong ngày 29-2 bị mất giá trung bình 315,79 điểm (2,5%), xuống còn 12.266,39 điểm.
Toàn bộ 30 cổ phiếu thành viên của 30 tập đoàn doanh nghiệp trong Dow Jones như CitiGroup, JP Morgan, American Express... đều bị mất giá, trong đó mất giá nhiều nhất (10%) là cổ phiếu của tập đoàn viễn thông Telecom Sprint Nextel, do bị mất hơn 100.000 khách hàng trong quý vừa qua. Tiếp đó là cổ phiếu ABK của tập đoàn bảo hiểm Ambac Financial (mất giá tới 7,5%) do bị thua lỗ 2,5 tỉ USD; cổ phiếu AIG của tập đoàn tài chính và bảo hiểm AIG bị mất giá 7% vì bị thua lỗ 5,29 tỉ USD trong quý IV-2007 do các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thế chấp.
Đồng thời, chỉ số Standard & Poor 500 cũng rớt giá tới 2,7%, còn 1.330,63 điểm trong khi chỉ số tổng hợp Nasdaq cũng bị mất giá 2,6%. Cổ phiếu Russell 2000 của các công ty nhỏ mất giá 11,90 điểm (1,69%), còn 693,20 điểm.
Thực trạng ảm đạm của nền kinh tế Mỹ cũng làm sụt giảm các loại cổ phiếu chủ lực của thế giới, trong đó cổ phiếu Nikkei của Nhật Bản giảm 4,49%, cổ phiếu FTSE 100 của Anh giảm 1,34%, cổ phiếu DAX của Đức giảm 1,45% và cổ phiếu CAC-40 của Pháp giảm 1,63%.
Trước sự chao đảo liên tục của thị trường, ngày 29-2, FED loan báo trong tháng ba này sẽ tiếp tục tung thêm 60 tỉ USD tiền mặt vào hệ thống ngân hàng, chia làm hai đợt vào các ngày 10 và 24, nhằm ngăn chặn sự suy sụp của thị trường tài chính.
Nếu điều này diễn ra, đây sẽ là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi nền kinh tế thế giới được toàn cầu hoá.
Việt Nam sẵn sàng đối thoại và hợp tác về nhân quyền  (06/03/2008)
Cơ hội thống nhất cho quốc đảo Síp  (06/03/2008)
Việt Nam sẵn sàng đối thoại và hợp tác về nhân quyền  (06/03/2008)
Việt Nam cam kết giảm tình trạng suy dinh dưỡng  (06/03/2008)
Đưa quan hệ Việt - Anh lên tầm đối tác phát triển  (06/03/2008)
Những chuyển động mới trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ  (06/03/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên