Đồng lòng là nhân tố quan trọng để vượt qua khó khăn
Họp báo Chính phủ thường kỳ đầu năm 2009
Ảnh: chinhphu.vn |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo những nội dung quan trọng của phiên họp Chính phủ đầu tiên trong năm 2009, tình hình Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009. Năm nay, người dân đã đón Tết trong không khí đầm ấm, an toàn, tiết kiệm. Nét nổi bật trong dịp Tết Kỷ Sửu là mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã tích cực triển khai các hoạt động để mọi người dân trên khắp các vùng miền của đất nước đều có Tết. Tết này đã có 2,4 triệu hộ nghèo với hơn 10 triệu nhân khẩu được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ với tổng số tiền khoảng 2.500 tỉ đồng. Tại các tỉnh đồng bằng, những tỉnh giao thông thuận tiện, 100% số hộ nghèo đã nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ trước ngày 30 Tết. Các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đã cơ bản thực hiện kịp thời việc cấp tiền cho hộ nghèo. Theo báo cáo nhanh của UBND các tỉnh, thành phố, cả nước có khoảng 1,4 triệu người khó khăn, thiếu lương thực và khoảng 1,2 triệu người thuộc diện bảo trợ xã hội đã được trợ giúp hoặc tặng quà với mức từ 100.000 đồng/người trở lên. Tổng số tiền cứu trợ và tặng quà Tết cho số đối tượng này khoảng 390 tỉ đồng và 21.750 tấn gạo.
Tại cuộc họp báo đầu năm này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu năm mới đến những người làm báo; khái quát tình hình kinh tế - xã hội của đất nước năm qua và những nét lớn trong năm 2009; trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên các báo.
Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2008 là một năm đầy biến động, thách thức, trong đó có nhiều biến động không thể lường trước, chẳng hạn như đợt rét đậm, rét hại ngay từ đầu năm 2008, trận mưa to gây ngập lụt lớn ở Hà Nội tháng 11-2008, lũ quét vào giữa năm; đặc biệt là mức độ, quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà đến bây giờ đã được gọi là cuộc đại suy thoái.
Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn như vậy, nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện: về cơ bản, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế được lạm phát trong thời gian ngắn, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện lạm phát cao và đầy biến động; triển khai các hoạt động để bảo đảm an sinh xã hội như các chính sách giáo dục, y tế, không vì lạm phát cao mà giảm bất cứ một chính sách nào về an sinh xã hội. Trên thực tế, an sinh xã hội không những được giữ vững mà còn được tăng thêm. Thí dụ 52% dân số được bảo hiểm y tế; không có học sinh nào phải bỏ học do tình trạng khó khăn về kinh tế của đất nước; 30% số sinh viên được vay vốn ưu đãi để đi học... Hoạt động đối ngoại, cả đối ngoại chính trị và kinh tế đối ngoại, được triển khai theo đúng chương trình, kế hoạch, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2008 tăng rất cao là một thành công, hoặc xuất khẩu năm 2008 tăng cao nhất từ trước đến nay đã góp phần cân đối nhập siêu. Quốc phòng an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Nguyên nhân dẫn đến những kết quả đó là do Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, giải pháp đúng, tạo được sự đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng, đoàn kết, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước, vượt qua thách thức, khó khăn. Thủ tướng nhấn mạnh, để có sự đồng lòng, đồng thuận đó, công tác tuyên truyền, trong đó báo chí đóng vai trò rất lớn. Vì thế, Chính phủ đánh giá rất cao và biểu dương những đóng góp của báo chí trong thời gian qua.
Năm 2009, dự báo sẽ là một năm khó khăn hơn so với năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế hiện nay được các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo của nhiều tổ chức tài chính kinh tế trên thế giới cho là lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Với dự kiến kinh tế thế giới tăng trưởng 0,5% trong năm 2009 - mức tăng thấp nhất trong vòng 60 năm qua, sẽ làm cho khoảng 250 triệu người mất việc làm, Thủ tướng nhấn mạnh, phải bằng mọi nỗ lực để hạn chế suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2009 có nhiều khó khăn với nhiều chỉ tiêu giảm sút. Tuy nhiên với những giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng được triển khai trong tháng 1 vừa qua, dự đoán rằng, có thể bắt đầu từ quý 2, nền kinh tế sẽ có những chuyển biến tích cực. Trong khủng hoảng tài chính, giá cả nhiều mặt hàng giảm, chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Thủ tướng nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đồng lòng là nhân tố quyết định nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Các cơ quan báo chí cần sớm khắc phục một số hạn chế trong quá trình phát triển để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuyên truyền chính xác, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục đóng vai trò quyết định tạo sự đồng thuận, huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vượt qua khó khăn, thách thức trong năm 2009, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho báo chí./.
Kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2009: nhiều chỉ tiêu giảm  (04/02/2009)
Nhiều nước khẩn trương chống sụt giảm kinh tế  (04/02/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh mít tinh trọng thể kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (04/02/2009)
Bước phát triển mới sau mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương hai về lĩnh vực dạy nghề  (04/02/2009)
Để tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam  (04/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên