Đưa sản phẩm của hàng triệu nông dân vào cửa hàng an toàn
Đây là hoạt động nhằm thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký kết ngày 30-3-2016.
Mục tiêu của Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm hướng đến mục tiêu năm 2017 có 50% số hộ nông dân sản xuất an toàn, năm 2020 có 90% các hộ nông dân sản xuất an toàn.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết đây là lộ trình dài nhằm thay đổi nhận thức, muốn vậy, cần hình thành chương trình truyền thông quốc gia về an toàn thực phẩm. Trước hết, cần vận động người sản xuất, bao gồm người nông dân cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm an toàn.
“Hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn Vingroup có đóng góp gì vào việc bảo đảm an toàn thực phẩm của cả nước? Các hộ nông dân cá thể, hợp tác xã có thể đăng ký bán sản phẩm ở đâu?” Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt câu hỏi trong buổi làm việc với tập đoàn.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, người nông dân Việt Nam rất sáng tạo nhưng không phải là người phân tích thị trường, không biết làm cách nào bán được sản phẩm mà không bị thiệt. Người nông dân bán sản phẩm an toàn nhưng người tiêu dùng không phân biệt được, trả giá thấp... Vì vậy, cần có cách tính toán để đưa sản phẩm của 6-7 triệu người nông dân vào được cửa hàng thực phẩm an toàn.
“Vingroup có thể mở rộng kiểm định chất lượng sản phẩm giúp các đơn vị liên kết bên ngoài - đây cũng là cách xã hội hóa đầu tư để giảm chi phí. Cùng với đó phối hợp với các hợp tác xã, tổ chức thí điểm tiếp nhận sản phẩm an toàn giúp người nông dân, bảo đảm đầu ra tiêu thụ cho họ”, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân gợi mở và đề nghị Tập đoàn Vingroup tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng hệ thống bán hàng thông qua hệ thống siêu thị, góp phần tiếp nhận các sản phẩm có chất lượng của các đơn vị liên kết, các hợp tác xã nông nghiệp, giúp người nông dân có thể tiêu thụ sản phẩm an toàn. Trước hết, có thể tổ chức thí điểm nơi tiếp nhận sản phẩm cho nông dân.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thách thức của sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay là chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp, hiệu quả thấp, vấn đề an toàn thực phẩm đáng lo ngại… Cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề; cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng găy gắt. Thực tế đó đòi hỏi phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp Việt Nam.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt kỳ vọng vào những doanh nghiệp tiên phong, làm nòng cốt trong việc liên kết “4 nhà” để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch”, Thứ trưởng nói./.
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (17/07/2016)
Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (17/07/2016)
Nga - NATO chưa thể giải quyết bất đồng  (17/07/2016)
Huyện Tây Hòa: Phát huy truyền thống cách mạng trong xây dựng và phát triển quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh  (17/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm