Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2010-2015), đất nước cơ bản đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, về ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh quốc phòng, chăm lo nhiều hơn cho an sinh xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều công lao đóng góp cho các thành tựu này của đất nước trong thời gian qua cũng như trong 6 tháng đầu năm 2016.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng hội nghị này không chỉ đánh giá công việc của ngành Kế hoạch và Đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2016 mà còn đặt ra nhiều vấn đề quan trọng để ngành nhận thức dứt khoát cho cả nhiệm kỳ 2016-2020. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và các chương trình hành động, nghị quyết của Chính phủ trong thời gian tới. Phó Thủ tướng cho rằng còn nhiều vấn đề của kinh tế-xã hội cần có câu trả lời.
“Vì sao chúng ta tăng trưởng dưới tiềm năng? Vì sao nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ “chưa giàu đã già” vì để lỡ thời cơ “dân số vàng”? Vì sao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của quốc gia, của xã hội và doanh nghiệp còn hạn chế? Vì sao phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường? Vì sao đầu tư công không hiệu quả, hệ số Icor cao và nhiều dự án thất thoát lãng phí?…”, Phó Thủ tướng đặt ra một loạt câu hỏi và cho rằng những hạn chế này bắt nguồn từ chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện.
Để giải quyết những vấn đề trên, Phó Thủ tướng cho rằng trách nhiệm là của cả hệ thống chính trị nhưng ngành Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan tham mưu, tổng hợp của Chính phủ phải nhận thức thật rõ về vai trò và trách nhiệm của mình.
Cụ thể, ngành cần xem lại đã làm tốt chức năng tham mưu, tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước chưa? Bộ Chính trị ra Nghị quyết chỉ đạo và Chính phủ có quy hoạch về 6 vùng kinh tế-xã hội, 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng công việc còn rất ngổn ngang, quy hoạch chưa được xem xét, rà soát lại để điều chỉnh.
Phó Thủ tướng cũng nêu vấn đề lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và quan trọng hơn là giải pháp tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá phải được ngành quan tâm đúng mức. Từ đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Kế hoạch và Đầu tư phải coi nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược cho Đảng, Nhà nước theo tín hiệu thị trường là nhiệm vụ số một.
Về nhiệm vụ tham mưu thể chế, chính sách quản lý chung và một số lĩnh vực cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đóng góp hàng đầu, nhất là trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đề nghị toàn ngành phải đổi mới tư duy hơn nữa, nhất là tư duy phát triển để giải quyết các nút thắt thể chế, góp phần quan trọng trong tham mưu phát triển kinh tế-xã hội.
Về quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá mà phải chọn lọc các dự án để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế, dự án có công nghệ tốt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tăng cường xuất khẩu và bảo đảm thanh khoản ngoại tệ của quốc gia. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trách nhiệm của ngành là tăng cường huy động vốn đầu tư của toàn xã hội hiệu quả nhất, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nội vụ quan tâm sắp xếp bộ máy quản lý hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) khi mà mô hình này đang tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, theo tinh thần không được tăng thêm biên chế.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2016 thực hiện rà soát, phân công nhiệm vụ, cơ cấu lại các đơn vị của bộ và địa phương trên tinh thần rõ người, rõ việc, bảo đảm tính kết nối giữa các bộ phận, tăng cường đạo đức công vụ, chống nhũng nhiễu và thực hiện luân chuyển cán bộ.
Về các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Chính phủ Đề án tổng thể tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 trong đó có cập nhật các vấn đề mới đặt ra; khẩn trương xây dựng kế hoạch đề án đầu tư công trung hạn, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai kế hoạch tài chính trung hạn trình Quốc hội vào tháng 10/2016; tiếp tục đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm 2016, khởi động lập kế hoạch cho năm 2017, coi kế hoạch là công cụ thực sự để phát triển kinh tế; khẩn trương hoàn thiện khung khổ 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 21 chương trình mục tiêu khác để có chất lượng cao nhất.
Từ nay cuối năm, ngành Kế hoạch và Đầu tư tập trung thực hiện nhiệm vụ để bảo đảm tăng trưởng, kiểm soát lạm phát dựa trên tinh thần chỉ đạo của các Nghị quyết 19, 35 và 60 của Chính phủ; các kịch bản điều hành giá; có kịch bản cụ thể đối với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho nông nghiệp tăng trưởng dương từ nay tới cuối năm./.
Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (17/07/2016)
Nga - NATO chưa thể giải quyết bất đồng  (17/07/2016)
Huyện Tây Hòa: Phát huy truyền thống cách mạng trong xây dựng và phát triển quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh  (17/07/2016)
Huyện Tây Hòa: Phát huy truyền thống cách mạng trong xây dựng và phát triển quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh  (17/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm