Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc tại Lạng Sơn
Ngày 20-6-2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn công tác đã thăm làm việc tại tỉnh Lạng Sơn về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cùng tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Văn phòng Quốc hội.
Báo cáo tỉnh Lạng Sơn nêu rõ, năm 2016 là năm đầu toàn tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại; chủ động cụ thể hóa thực hiện đồng bộ các Nghị quyết, quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Kết quả sau 6 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì, với GDP tăng ở mức 3,64%, trong đó, nông lâm nghiệp tăng 1,39%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,52%, dịch vụ tăng 1,66%. Công tác thu - chi ngân sách được tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường chống thất thu. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Trong đó, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 cho các cấp phổ thông được hoàn thành, với chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao vào các dịp lễ lớn được diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Với những kết quả đạt được, tỉnh Lạng Sơn dự kiến hết năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ở khoảng 8% - 9%; cơ cấu kinh tế sẽ tập trung vào phát triển ở lĩnh vực dịch vụ với khoảng 59% - 60%; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 - 36 triệu đồng/người/năm…
Đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới, được tỉnh xác định là một cuộc vận động lớn, do nhân dân thực hiện và hưởng lợi. Nhờ đó, sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 13/207 xã đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới, 34 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 109 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 50 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tổng nguồn lực đầu tư để xây dựng nông thôn mới được 9.240 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước là 2.401 tỷ đồng, vốn tín dụng là 5.351 tỷ đồng, vốn tổ chức, doanh nghiệp đóng góp là 1.087 tỷ đồng. Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp được 2,1 triệu ngày công lao động, hiến gần 1,6 triệu m2 đất để làm đường giao thông và xây dựng trường học…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và biểu dương những kết quả tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong 6 tháng qua; cho rằng, Lạng Sơn là địa phương còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ nền nguồn lực còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần rà soát tổng thể lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư và phân bổ nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh chú ý đến nâng cấp hệ thống giao thông, quốc lộ để phát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu. Đối với xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh tỉnh đã đưa ra mục tiêu trong năm 2016 có thêm 13 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bằng với số xã nông thôn mới trong 5 năm qua. Khẳng định đây là chủ trương quan trọng được Quốc hội tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý tỉnh Lạng Sơn cần rút kinh nghiệm không để tình trạng nợ trong xây dựng nông thôn mới như một số địa phương trên cả nước, đồng thời xây dựng nông thôn mới phải gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
* Cùng ngày, làm việc tại huyện Cao Lộc, ghi nhận những kết quả kinh tế - xã hội tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, là huyện nằm phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn có 75 km đường biên giới, Cao Lộc là vùng kinh tế động lực của tỉnh, có cửa khẩu quốc tế với hoạt động biên mậu phong phú, sôi động. Khẳng định tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế của địa phương, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Cao Lộc tiếp tục phát huy tiềm năng. Nắm vững đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, huyện tiếp tục chú trọng xây dựng đường biên giới hữu nghị, duy trì quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương vùng biên giới với nước bạn. Huyện chú trọng phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với phòng chống buôn lậu và bảo đảm an ninh biên giới, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Về công tác quy hoạch và đô thị, là huyện có diện tích bao quanh thành phố Lạng Sơn, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Cao Lộc cần thực hiện quy hoạch tốt, không để phá vỡ tổng thể trong quá trình đô thị hóa. Cùng với đó, công tác giải phóng mặt bằng cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Về sản xuất, huyện cần hướng tới nền sản xuất đa dạng có giá trị cao, phong phú, chất lượng; chú ý phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Là huyện có một số xã vùng cao, người dân sống phân tán. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 6,71%, huyện còn 10/21 xã nghèo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Cao Lộc rà soát tất cả các chương trình mục tiêu quốc gia cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để kiến nghị tỉnh Lạng Sơn kịp thời có biện pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông, trường học, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Cao Lộc đã tạo được những chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2015, bình quân 1 xã của Cao Lộc đạt 7,9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, Cao Lộc bước đầu đã hình thành 1 số vùng chuyên canh từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế bảo đảm an sinh xã hội. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,46 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 10,23%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%/năm.
* Trước đó, sáng 20-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm cánh đồng trồng ớt của một số hộ dân thôn Bắc Đông 2, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Làm việc với UBND xã Gia Cát, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao xã nông thôn mới đầu tiên của Cao Lộc đã hình thành vùng trồng ớt đem lại thu nhập cao cho người dân, song cũng lưu ý, Gia Cát cần phải có nhiều mô hình mới, không chỉ trồng ớt mà cần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường, tăng thu nhập ổn định để đời sống nhân dân phát triển hơn nữa./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào  (20/06/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đặc phái viên Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba  (20/06/2016)
Liên minh châu Âu cung cấp 2 triệu euro hỗ trợ vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam  (20/06/2016)
Đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất  (20/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên