Hội đồng bầu cử quốc gia tiến hành phiên họp toàn thể thứ năm
Tiếp tục triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 18-5, Hội đồng bầu cử quốc gia họp phiên thứ năm tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tham dự phiên họp có các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; đại diện lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ban Công tác đại biểu và đại diện các Tiểu ban giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Phiên họp toàn thể lần thứ năm nhằm đánh giá lại những công việc đã làm thời gian qua. Công việc chuẩn bị cho công tác bầu cử đã được triển khai tích cực, khẩn trương từ Trung ương tới địa phương theo đúng tiến độ đề ra.
Các công việc như thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử; lập và niêm yết danh sách cử tri; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để các ứng cử viên thực hiện quyền vận động bầu cử; việc giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử cũng như giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan tới bầu cử; công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm an ninh, an toàn cho bầu cử đã được tiến hành theo đúng quy định.
Nhấn mạnh chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày bầu cử 22-5, thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương và các cơ quan có liên quan tích cực, chủ động triển khai tất cả các công việc lãnh đạo, chỉ đạo để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp, để ngày 22-5-2016 thực sự là ngày hội của toàn dân.
Tại phiên họp này, Hội đồng bầu cử quốc gia dành thời gian xem xét, thảo luận về: Báo cáo tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử từ sau khi công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đến nay, một số nhiệm vụ trọng tâm cần chỉ đạo từ nay đến ngày bầu cử; Báo cáo tình hình công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau ngày bầu cử; Báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về bầu cử trong cả nước; Báo cáo tình hình giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia về tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử cho thấy, vào thời điểm hiện tại công tác bầu cử đã bước vào giai đoạn nước rút, với việc tổ chức vận động bầu cử, hoàn thành việc lập, niêm yết danh sách cử tri, kịp thời giải quyết, xử lý và trả lời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân về những người tham gia ứng cử. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Lai Châu, Khánh Hòa đã có một số khu vực tổ chức bầu cử sớm.
Ngoài ra, Báo cáo cũng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai từ nay đến ngày bầu cử và một số vấn đề đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia quan tâm chỉ đạo, gồm những nội dung công việc chủ yếu sau:
Hoàn thành việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri và công tác vận động bầu cử của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm để các ứng cử viên được tiếp xúc, truyền tải đầy đủ chương trình hành động, thông tin về bản thân tới cử tri và nhân dân nơi ứng cử.
Chỉ đạo việc cấp phát kinh phí còn lại, bổ sung kinh phí cho những địa phương đặc biệt khó khăn; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết phục vụ ngày bầu cử bảo đảm kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
Tổ chức họp báo về công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử (dự kiến họp báo vào ngày 20-5-2016); chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về bầu cử, đặc biệt là về ý nghĩa của cuộc bầu cử, ngày bầu cử, danh sách những người ứng cử, cách thức bỏ phiếu… tạo không khí phấn khởi, hồ hởi trong nhân dân bằng các hình thức tuyên truyền đa dạng, sinh động, hiệu quả để cử tri, nhất là các đối tượng bước vào độ tuổi đi bầu nắm được thông tin, tích cực tham dự bỏ phiếu đông đủ, đúng giờ; đẩy mạnh trang trí, trang hoàng ở các khu dân cư, khu công cộng, điểm bỏ phiếu…
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đề phòng sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động. Giao ban thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử. Kiên quyết không để các thế lực thù địch, phản động lôi kéo quần chúng, phá hoại cuộc bầu cử. Bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng của nhân dân trong dịp bầu cử.
Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước, gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trình Quốc hội khóa mới.
Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV trong cả nước chậm nhất là 20 ngày sau ngày bầu cử; xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.
Chuyển các hồ sơ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến công tác bầu cử mà chưa được giải quyết đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu. Bàn giao biên bản tổng kết và hồ sơ tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên thực hiện tốt công tác dân vận  (18/05/2016)
Triển lãm ảnh kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/05/2016)
Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản  (17/05/2016)
Việt Nam-Malaysia thúc đẩy hợp tác dầu khí ở khu vực chồng lấn  (17/05/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc: Tất cả đã sẵn sàng cho ngày bầu cử  (17/05/2016)
Việt Nam hoan nghênh việc Hàn Quốc nối lại tiếp nhận lao động  (17/05/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên