Biển Đông thành một chủ đề chính tại cuộc hội thảo về Ấn Độ Dương
Hội thảo có các phiên thảo luận về chủ đề “Cách tiếp cận của các quốc gia có biển với Ấn Độ Dương - Sri Lanka, Mauritius, Seychelles, Phillipines, Ấn Độ và Indonesia”; “Cách tiếp cận các quốc gia có biển với an ninh ở Ấn Độ Dương”; “Tầm ảnh hưởng địa chính trị của Biển Đông”; và “Sự can dự về kinh tế, văn hóa và lịch sử với khu vực Ấn Độ Dương”.
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Baladas Ghoshal, học giả nổi tiếng của SIOS, cho rằng Biển Đông đang nổi lên là một điểm nóng chủ yếu, không chỉ liên quan các nước trong khu vực này mà còn ra cả ngoài khu vực khi mà Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng ồ ạt và quân sự hóa vùng biển này, đồng thời tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông - một trong những tuyến đường biển chủ chốt của thế giới.
Tại cuộc Hội thảo, Thiếu tướng Hải quân O.P. Sharma đã dẫn các khái niệm và luật pháp quốc tế theo đó khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn khu vực Biển Đông là không theo luật pháp quốc tế và không theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Trung Quốc cũng là một thành viên.
Trong bài tham luận tại Hội thảo, ông Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã lên án hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ông cũng nêu bật vai trò của Ấn Độ trong việc bảo đảm ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông. Ý kiến tham luận của ông đã được đông đảo các học giả tại Hội thảo hoan nghênh và đánh giá cao.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, các học giả và nhà nghiên cứu còn nêu bật vai trò địa chính trị của Ấn Độ Dương.
Giáo sư S.K. Mohanty thuộc tổ chức Hệ thống Nghiên cứu và Thông tin cho các nước đang phát triển, khẳng định khu vực Ấn Độ Dương là một trong những khu vực năng động và đầy sức sống trên thế giới. Khu vực này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong thúc đẩy thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khi đó, ông Pramit Pal Chaudhuri, thành viên Hội đồng toàn cầu của Hội châu Á và là biên tập viên của tờ Hindustan Times cho rằng Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á.
Còn Tiến sĩ Rajaram Panda, chuyên gia hàng đầu về Nhật Bản ở Ấn Độ, cho rằng tầm chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương là quan trọng hơn bao giờ hết và vấn đề an ninh biển trở nên quá quan trọng đối với nhiều quốc gia có biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông nhấn mạnh hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương có tầm quan trọng về kinh tế với nhiều nước ở khu vực châu Á, đồng thời nhận xét hành vi của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã tác động tới địa chính trị khu vực, khiến nhiều nước ở khu vực này phải bắt đầu điều chỉnh chiến lược chính sách đối ngoại của mình để giải quyết tình huống mới với mục đích nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực./.
Việt Nam chia buồn với Nga về vụ tai nạn máy bay Flydubai  (19/03/2016)
Cuba và Venezuela quyết tâm củng cố quan hệ hợp tác toàn diện  (19/03/2016)
Việt Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ phát triển công nghệ phụ trợ  (19/03/2016)
1.166 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (19/03/2016)
Chủ tịch nước thăm bộ đội và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Nông  (19/03/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Giám đốc IMF Christine Largarde  (19/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay