Đã giới thiệu 197/198 ứng viên đại biểu Quốc hội tại Trung ương
Dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết, các đồng chí trong Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trên cơ sở ý kiến trong Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 16-02 vừa qua, biên bản Hội nghị được gửi tới Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của Hội nghị. Ngày 23-02, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản phúc đáp các kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu một số nội dung như: Tăng thêm 2 dân tộc thiểu số dự kiến giới thiệu đại biểu Quốc hội khóa XIV là Brâu và Chứt (đều là những dân tộc mà một số khóa Quốc hội gần đây không có đại biểu). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương, đây là con số tối thiểu dự kiến trên cơ sở cân nhắc, tính toán kết hợp với cơ cấu định hướng và hướng dẫn. Ngoài ra, sẽ có những người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung ở các hội nghị hiệp thương tiếp theo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan, các địa phương phấn đấu đạt tỷ lệ phụ nữ trúng cử không dưới 30% như đề nghị; điều chỉnh một cơ cấu tôn giáo cho phù hợp (đưa đại biểu Quốc hội dự kiến đại diện Tôn giáo Cao Đài từ tỉnh An Giang về tỉnh Kiên Giang). Đồng thời, đề nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân bổ 1 đại biểu Phật giáo cho thành phố Hà Nội theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội trong số cơ cấu đại biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Ngoài ra, giảm 3 đại biểu ở địa phương, khối quân đội, công an so với khóa XIII; điều chỉnh tăng 1 đại biểu ở khối doanh nghiệp. Ngoài ra, đã phân bổ 4 cơ cấu cho các hiệp hội trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sẽ còn có những đại biểu tự ứng cử là đại diện doanh nghiệp. Nếu những người này trúng cử thì cũng sẽ làm tăng số lượng đại biểu là doanh nghiệp trong Quốc hội khóa XIV.
Căn cứ vào kết quả Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, từ ngày 24-02 đến ngày 10-3, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được phân bổ đã tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội theo trình tự, thủ tục và thời gian bảo đảm quy định. Đồng thời, hoàn tất các biên bản, trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử, bản kê khai tài sản, thu nhập của 197 người được giới thiệu ứng cử ở Trung ương đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo đúng quy định.
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai, các đại biểu sẽ thảo luận để lập danh sách sơ bộ những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đáp ứng các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; cho ý kiến về công tác tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với các cá nhân này.
Theo báo cáo về nhân sự được các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, tổng số đại biểu của khối các cơ quan Trung ương được phân bổ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 198 đại biểu. Đến nay, các cơ quan đã giới thiệu 197 đại biểu.
Trong đó, các cơ quan đảng được phân bổ 11 đại biểu, đã giới thiệu 12 người; khối cơ quan Chủ tịch nước và cơ quan tư pháp được phân bổ 5 đại biểu, giới thiệu đủ 5 người; khối cơ quan Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) được phân bổ 114 đại biểu nhưng chỉ giới thiệu 113 người, thiếu 1 người; khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ được phân bổ 18 đại biểu nhưng chỉ giới thiệu 17 người, thiếu 1 người; Bộ Quốc phòng được phân bổ 15 đại biểu và đã giới thiệu đủ 15 người; Bộ Công an được giới thiệu 3 đại biểu và đã giới thiệu đủ 3 người; Kiểm toán Nhà nước cũng đã giới thiệu đủ 1 đại biểu theo phân bổ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được phân bổ 31 đại biểu và đã giới thiệu đủ 31 người.
Qua tổng hợp biên bản hội nghị cử tri nơi công tác của 197 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, có 192 người được cử tri tín nhiệm 100%; 5 người được tín nhiệm từ 97,6% đến 99,3%.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định, hồ sơ của 197 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đáp ứng các quy định của pháp luật./.
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Pháp - Việt Nam  (17/03/2016)
Hội báo toàn quốc năm 2016 thành công tốt đẹp  (17/03/2016)
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục “nóng”  (17/03/2016)
Haiti cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng  (17/03/2016)
Lạc hậu, nhưng không rắc “sạn”  (17/03/2016)
Đảng Cộng sản Việt - Nhật tăng cường trao đổi lý luận và thực tiễn  (17/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay