Tiếp nhận nhiều hiện vật quý về Báo chí Cách mạng Việt Nam
Đây là hoạt động có ý nghĩa ý thiết thực trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2016, góp phần xây dựng và làm phong phú hơn cho Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết, nói đến bảo tàng là nói đến hiện vật, phát huy các giá trị hiện vật. Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam là bảo tàng chung của tất cả các thế hệ nhà báo Việt Nam và nhân dân.
Sự hiến tặng hiện vật của các nhà báo, gia đình nhà báo, các cơ quan báo chí là hết sức quan trọng. Điều này thể hiện sự quan tâm, chung sức của toàn thể các nhà báo và gia đình để xây dựng Bảo tàng.
Nhân dịp này, thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi kêu gọi các nhà báo, gia đình các nhà báo, Hội Nhà báo các địa phương, các cơ quan báo chí hãy cùng hiến tặng Bảo tàng những hiện vật có ý nghĩa, gắn với hoạt động báo chí, mang dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa giáo dục.
Các hiện vật thể hiện được quá trình lịch sử báo chí cách mạng vẻ vang - một nền báo chí anh hùng, tiến bộ và nhân văn.
Trước đó, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát động 2 cuộc hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Cách mạng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong buổi lễ ý nghĩa này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Khánh, Phó trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Bảo tàng bức tượng “Bác Hồ đọc báo Nhân Dân.”
Con gái cố nhà báo Xuân Thủy trao tặng bộ quần áo ký giả mà nhà báo Xuân Thủy sử dụng trong những năm 60 của thế kỷ 20 khi ông đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam và làm trọn 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1950 đến năm 1962.
Cũng trong buổi lễ này, bà Lý Thị Trung, một trong 3 nữ học viên của Lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, là nhà văn, nhà báo, nguyên Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô đã hiến tặng Bảo tàng 2 tấm ảnh và tờ báo Cứu quốc đặc biệt số ra ngày 06-7-1949 khi Lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng bế mạc.
Rất nhiều nhà báo chiến trường đã trao tặng các hiện vật liên quan đến thời kỳ tác nghiệp trên các chiến trường trong kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc.
Nhà báo Phan Khắc Hải, nguyên phóng viên báo Quân Giải phóng, Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa tặng tấm võng dù ông dùng trong chiến trường Trị Thiên B9.
Nhà báo Lê Mai Phong, tức Nguyễn Văn Nẫm, tặng những thước phim quý báu về Bác Hồ, thành cổ Quảng Trị vào năm 1972 và chiếc máy ảnh ông dùng tác nghiệp ở Sài Gòn tháng 4-1975.
Nhà báo Trần Tuấn, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng hàng trăm bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều bức ảnh tư liệu quý giá khác…/.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp xúc song phương bên lề ACDFIM-13  (13/03/2016)
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc dự Khai mạc Lễ hội hoa Ban 2016 và kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Điện Biên  (13/03/2016)
Tổng kết hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới Việt-Lào  (13/03/2016)
Khai mạc Hội báo toàn quốc 2016  (13/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay