Kinh tế Cuba có thể tăng trưởng chậm lại trong năm 2016
22:25, ngày 02-01-2016
Theo Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Marino Murillo, nền kinh tế Cuba có khả năng tăng trưởng chậm lại trong năm 2016, đạt khoảng 2%, giảm so với mức 4% của năm trước đó. Dự báo này được ông M. Murillo đưa ra trong bài phát biểu mới đây trước Quốc hội.
Theo báo cáo kinh tế của ông Murillo, hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nước này đều tăng trưởng trong năm 2015, trong đó có ngành công nghiệp đường tăng 16,9%, ngành xây dựng 11,9% và chế tạo 9,9%. Tuy nhiên, bất chấp kết quả đáng khích lệ trên, ông Murillo cho rằng kinh tế Cuba vào năm 2016 có thể suy giảm.
Theo Bộ trưởng Marino Murillo, năm 2016 được coi là năm cốt lõi để Cuba tăng tăng hiệu quả trong chi tiêu công, đồng thời tìm cách hưởng lợi từ xu hướng giá cả toàn cầu đang ở mức thấp. Ông nhấn mạnh Cuba cần hạn chế nhập khẩu và thực hiện tiết kiệm năng lượng, qua đó đảm bảo ngân sách.
Ông Murillo cho biết thêm đầu tư công năm 2016 sẽ lên đến 7,8 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt và nông nghiệp.
Du lịch được coi là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khép lại năm 2015 với số du khách nước ngoài đến đảo quốc này đạt mức cao kỷ lục, là 3,5 triệu lượt người. Bất chấp những thành tựu này, nền kinh tế Cuba đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,3% từ năm 2011-2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ Cuba đề ra là 7%.
Theo Bộ trưởng Murillo, để tránh lặp lại tránh những kết quả đáng thất vọng trong dài hạn này, Cuba cần đẩy mạnh sản xuất, tăng nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu thành phẩm.
Bên cạnh đó, đảo quốc Caribe này cũng cần thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ trong các lĩnh vực chủ chốt. Tuy nhiên, điều này cũng đang gặp trở ngại do lệnh bao vây cấm vận thương mại và kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, tình hình kinh tế của Venezuela, nguồn cung cấp dầu mỏ chủ chốt và tài chính cho Cuba, không mấy sáng sủa, gây tác động không nhỏ cho La Habana./.
Theo Bộ trưởng Marino Murillo, năm 2016 được coi là năm cốt lõi để Cuba tăng tăng hiệu quả trong chi tiêu công, đồng thời tìm cách hưởng lợi từ xu hướng giá cả toàn cầu đang ở mức thấp. Ông nhấn mạnh Cuba cần hạn chế nhập khẩu và thực hiện tiết kiệm năng lượng, qua đó đảm bảo ngân sách.
Ông Murillo cho biết thêm đầu tư công năm 2016 sẽ lên đến 7,8 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt và nông nghiệp.
Du lịch được coi là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khép lại năm 2015 với số du khách nước ngoài đến đảo quốc này đạt mức cao kỷ lục, là 3,5 triệu lượt người. Bất chấp những thành tựu này, nền kinh tế Cuba đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,3% từ năm 2011-2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ Cuba đề ra là 7%.
Theo Bộ trưởng Murillo, để tránh lặp lại tránh những kết quả đáng thất vọng trong dài hạn này, Cuba cần đẩy mạnh sản xuất, tăng nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu thành phẩm.
Bên cạnh đó, đảo quốc Caribe này cũng cần thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ trong các lĩnh vực chủ chốt. Tuy nhiên, điều này cũng đang gặp trở ngại do lệnh bao vây cấm vận thương mại và kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, tình hình kinh tế của Venezuela, nguồn cung cấp dầu mỏ chủ chốt và tài chính cho Cuba, không mấy sáng sủa, gây tác động không nhỏ cho La Habana./.
Thêm một ngân hàng Thụy Sĩ nộp phạt để tránh bị truy tố tại Mỹ  (02/01/2016)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2015  (02/01/2016)
Tổng Bí thư giao nhiệm vụ bảo vệ đại hội Đảng cho cảnh sát cơ động  (02/01/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 21-12 đến ngày 27-12-2015)  (02/01/2016)
Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc bay thử ở Trường Sa  (02/01/2016)
Chặng đường mới của đồng Nhân dân tệ  (01/01/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay