Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngành Kiểm sát nhân dân cần đổi mới để đáp ứng sự tin cậy và mong đợi của nhân dân
TCCSĐT - Sáng 25-12-2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết: Năm 2015, là năm các thế lực thù địch và tổ chức phản động tiếp tục lôi kéo những phần tử cơ hội chính trị nhằm tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và nội bộ của Đảng ta. Bên cạnh đó, trong xã hội xảy ra nhiều vụ trọng án, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhiều vụ phạm tội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gây thiệt hại đặc biệt lớn; tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản có xu hướng gia tăng; khiếu kiện hành chính giảm nhưng xảy ra nhiều vụ việc phức tạp. Trước tình hình trên, ngành Kiểm sát đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Theo đồng chí Nguyễn Hải Phong, trong năm 2015, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt những kết quả tích cực, toàn ngành kiểm sát tiếp tục thực hiện nghiêm túc và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,… Qua công tác kiểm sát, viện kiểm sát các cấp đã yêu cầu khởi tố 443 vụ án, trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 25 vụ, hủy 46 quyết định không khởi tố vụ án, 72 quyết định khởi tố vụ án chưa đúng các quy định của pháp luật, góp phần hạn chế oan, sai và chống bỏ lọt tội phạm, nâng cao chất lượng phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm. Cũng trong năm 2015, cơ quan chức năng đã khởi tố 70.872 vụ án, tuy có giảm 8,5% so với năm 2014, nhưng tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ tội phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, quy mô tổ chức, hoạt động chặt chẽ, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; rà soát giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự được chú trọng; tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong giai đoạn xét xử hình sự, tuân thủ nguyên tắc tranh tụng theo quy định của Hiến pháp.
Trong phần trao đổi, thảo luận, các đại biểu đã nghiêm túc nhận thấy một số hạn chế, thiếu sót như: Một số vụ án còn để kéo dài thời hạn giải quyết; hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại một số phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu tư cách tư pháp; có địa phương còn để xảy ra oan, sai; một số đơn vị chưa kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa. Nguyên nhân chính của những yếu kém trên là, do năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu; trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số viện kiểm sát địa phương còn hạn chế; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ còn bất cập, nên có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những kết quả đạt được của ngành kiểm sát nhân dân trong năm. Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý ngành kiểm sát nhân dân vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục, đó là: Vẫn còn tình trạng chưa kiểm sát chặt chẽ, kịp thời tiếp nhận, giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm; phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ sau đó phải chuyển xử lý hành chính hoặc trả tự do do hành vi của bị can chưa đủ cấu thành tội phạm; còn để xảy ra một số trường hợp oan, sai; một số cán bộ có sai phạm phải xử lý kỷ luật. Theo đó, Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát phải nghiêm túc, thẳng thắn phân tích kỹ để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục, đặc biệt ngành kiểm sát phải tăng cường, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là đối với một số loại tội phạm đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội tham nhũng.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2016 là năm đầu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XIV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; là năm triển khai thi hành nhiều bộ luật quan trọng về tư pháp, vì vậy ngành Kiểm sát nhân dân cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm là:
Một là, ngành Kiểm sát nhân dân cần phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là chủ trương, đường lồi về lĩnh vực tư pháp; triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp Thứ 10.
Hai là, ngành Kiểm sát cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực thi đúng đắn, đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tăng cường nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; không để xảy ra quá hạn tạm giữ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không phạm tội; truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; ngăn chặn kịp thời những trường hợp lạm quyền xâm phạm các quyền công dân; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,…
Ba là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành theo quy định Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; tiếp tục đổi mới để đáp ứng sự tin cậy và mong đợi của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cao, những người “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bốn là, làm tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân, theo đó tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay, gắn chặt với thực hiện học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Năm là, tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia. Làm tốt vai trò là cơ quan đầu mối trong hợp tác tương trợ pháp lý về hình sự.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu quyết tâm cùng toàn ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện chủ trương “Đổi mới, chất lượng, kỷ cương, hướng về cơ sở” để tiếp tục hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu còn được quán triệt Chỉ thị công tác năm 2016 và Chỉ thị công tác thi đua, khen thưởng của ngành Kiểm sát năm 2016. Theo Chương trình, Hội nghị sẽ làm việc hết sáng ngày mai (26-12-2015) và bế mạc./.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long  (25/12/2015)
Chính thức phát điện Tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Lai Châu  (25/12/2015)
Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc  (25/12/2015)
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp  (24/12/2015)
Kết nối chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam - Trung Quốc  (24/12/2015)
Công an Việt - Lào phối hợp làm thất bại mọi âm mưu thù địch  (24/12/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên