Hội đồng Bảo an ủng hộ người dân Syria quyết định tương lai của đất nước
21:49, ngày 19-12-2015
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của tổ chức này đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, bày tỏ quan ngại sâu sắc về những gì mà người dân Syria đang phải gánh chịu như thực trạng nhân đạo xuống cấp do khủng hoảng tiếp diễn.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đồng thời khẳng định giải pháp bền vững duy nhất cho cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay là thông qua tiến trình chính trị do người dân Syria dẫn dắt và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của người dân Syria.
Trong nghị quyết về tiến trình hòa bình tại Syria do Mỹ soạn thảo, được thảo luận hẹp trong nhóm các thành viên thường trực và vừa được Hội đồng Bảo an thông qua rạng sáng 19-12-2015 (theo giờ Việt Nam), cơ quan quyền lực này của Liên hợp quốc đã kêu gọi các bên có liên quan tại Syria thực hiện các bước đi cần thiết và đúng đắn để bảo vệ dân thường, kể cả các thành viên của các cộng đồng thiểu số, tôn giáo, và nhấn mạnh rằng trách nhiệm chủ yếu trong việc bảo đảm an toàn cho người dân thuộc về chính quyền Syria hiện nay.
Về giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria, nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tái khẳng định ủng hộ Thông cáo Geneva ngày 30-6-2012 và Tuyên bố Vienna khẳng định thực thi đầy đủ Thông cáo Geneva là nền tảng cho tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria do người dân Syria dẫn dắt, khẳng định rằng người dân Syria sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng tán thành cam kết của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG), gồm 17 thành viên, trong Tuyên bố chung đưa ra tại Vienna (Áo) trong các phiên họp ngày 30-10-2015 và 14-11-2015, đồng thời xác nhận ISSG sẽ là nền tảng trọng tâm để thúc đẩy các nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc đạt được một giải pháp chính trị dài lâu cho Syria.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập các đại diện của Chính phủ Syria và phe đối lập để khẩn trương tổ chức các cuộc đàm phán chính thức về tiến trình chuyển giao chính trị trong tháng 01-2016, thiết lập lệnh ngừng bắn trên phạm vi cả nước, mở hành lang không hạn chế cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo; trong vòng 6 tháng phải thiết lập nền quản trị toàn diện, không giáo phái và thiết lập lịch trình xây dựng dự thảo hiến pháp mới và tổ chức bầu cử tự do, công bằng trong vòng 18 tháng dưới sự giám sát của Liên hợp quốc.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các bên tại Syria thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn và đàm phán chính trị, đồng thời kêu gọi các quốc gia sử dụng ảnh hưởng của mình với chính phủ và phe đối lập tại Syria để thúc đẩy tiến trình hòa bình tại quốc gia này.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được xác định là một nỗ lực của ISSG nhằm quốc tế hóa, hợp pháp hóa các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria. Nghị quyết không đề cập về việc liệu Tổng thống Bashar al-Assad có được tiếp tục ra tranh cử trong bầu cử mới hay không, và đây được nhìn nhận là sự thỏa hiệp và nhượng bộ của Mỹ đối với Nga, quốc gia ủng hộ chính quyền Damascus hiện nay.
Tuy nhiên, phát biểu tại phiên họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng đa số các thành viên ISSG hiện nay đáng giá Tổng thống al-Assad không có đủ tín nhiệm và không có đủ sự ủng hộ đủ để dẫn dắt Syria.
Dù vẫn còn những khoảng trống quan điểm cần khỏa lấp giữa Nga và Mỹ về tương lai của Syria, nhưng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã tạo ra một động lực tích cực đầu tiên cho công cuộc tìm giải pháp chính trị cho Syria sau gần 5 năm rơi vào khủng hoảng. Trở ngại chính hiện nay là việc xác định những nhóm nào sẽ đại diện cho phe đối lập trong các cuộc đối thoại chính trị vào đầu năm 2016, và liệu các nhóm này có nhất trí ngồi vào bàn đàm phán mà không có sự bảo đảm rằng Tổng thống al-Assad phải từ bỏ quyền lực.
Một vấn đề còn bỏ ngỏ khác sau nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là việc các nhóm đối lập nào sẽ bị liệt vào danh sách khủng bố và sẽ không chịu tác động của thỏa thuận ngừng bắn. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ đề cao nỗ lực của Jordan trong việc đưa ra một "hiểu biết chung" về việc xác định nhóm nào là khủng bố và nhóm nào được phép tham gia đối thoại chính trị.
Trong phiên họp của ISSG tại New York sáng 18-12, các thành viên đã đưa ra danh sách dự kiến của mình về các nhóm được coi là khủng bố tại Syria, nhưng chưa đạt được đồng thuận. Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cho biết có quốc gia đề nghị đưa 10, 15, 20 thậm chí nhiều hơn các nhóm nổi dậy tại Syria vào diện tổ chức khủng bố.
Phiên họp lần thứ 3 của ISSG kết thúc nhưng không có tuyên bố nào được đưa ra. Phiên họp tập trung chủ yếu vào 3 nội dung vẫn còn bất đồng là các nhóm nào tại Syria sẽ bị liệt vào danh sách khủng bố; liệu Hội đồng Bảo an có thừa nhận khối các nhóm đối lập tại Syria đã tham dự hội nghị tại Saudi Arabia tuần trước, và liệu Tổng thống Bashar al-Assad có tiếp tục tại vị cho tới hết nhiệm kỳ hay không./.
Trong nghị quyết về tiến trình hòa bình tại Syria do Mỹ soạn thảo, được thảo luận hẹp trong nhóm các thành viên thường trực và vừa được Hội đồng Bảo an thông qua rạng sáng 19-12-2015 (theo giờ Việt Nam), cơ quan quyền lực này của Liên hợp quốc đã kêu gọi các bên có liên quan tại Syria thực hiện các bước đi cần thiết và đúng đắn để bảo vệ dân thường, kể cả các thành viên của các cộng đồng thiểu số, tôn giáo, và nhấn mạnh rằng trách nhiệm chủ yếu trong việc bảo đảm an toàn cho người dân thuộc về chính quyền Syria hiện nay.
Về giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria, nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tái khẳng định ủng hộ Thông cáo Geneva ngày 30-6-2012 và Tuyên bố Vienna khẳng định thực thi đầy đủ Thông cáo Geneva là nền tảng cho tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria do người dân Syria dẫn dắt, khẳng định rằng người dân Syria sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng tán thành cam kết của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG), gồm 17 thành viên, trong Tuyên bố chung đưa ra tại Vienna (Áo) trong các phiên họp ngày 30-10-2015 và 14-11-2015, đồng thời xác nhận ISSG sẽ là nền tảng trọng tâm để thúc đẩy các nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc đạt được một giải pháp chính trị dài lâu cho Syria.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon triệu tập các đại diện của Chính phủ Syria và phe đối lập để khẩn trương tổ chức các cuộc đàm phán chính thức về tiến trình chuyển giao chính trị trong tháng 01-2016, thiết lập lệnh ngừng bắn trên phạm vi cả nước, mở hành lang không hạn chế cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo; trong vòng 6 tháng phải thiết lập nền quản trị toàn diện, không giáo phái và thiết lập lịch trình xây dựng dự thảo hiến pháp mới và tổ chức bầu cử tự do, công bằng trong vòng 18 tháng dưới sự giám sát của Liên hợp quốc.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các bên tại Syria thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn và đàm phán chính trị, đồng thời kêu gọi các quốc gia sử dụng ảnh hưởng của mình với chính phủ và phe đối lập tại Syria để thúc đẩy tiến trình hòa bình tại quốc gia này.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được xác định là một nỗ lực của ISSG nhằm quốc tế hóa, hợp pháp hóa các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria. Nghị quyết không đề cập về việc liệu Tổng thống Bashar al-Assad có được tiếp tục ra tranh cử trong bầu cử mới hay không, và đây được nhìn nhận là sự thỏa hiệp và nhượng bộ của Mỹ đối với Nga, quốc gia ủng hộ chính quyền Damascus hiện nay.
Tuy nhiên, phát biểu tại phiên họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng đa số các thành viên ISSG hiện nay đáng giá Tổng thống al-Assad không có đủ tín nhiệm và không có đủ sự ủng hộ đủ để dẫn dắt Syria.
Dù vẫn còn những khoảng trống quan điểm cần khỏa lấp giữa Nga và Mỹ về tương lai của Syria, nhưng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã tạo ra một động lực tích cực đầu tiên cho công cuộc tìm giải pháp chính trị cho Syria sau gần 5 năm rơi vào khủng hoảng. Trở ngại chính hiện nay là việc xác định những nhóm nào sẽ đại diện cho phe đối lập trong các cuộc đối thoại chính trị vào đầu năm 2016, và liệu các nhóm này có nhất trí ngồi vào bàn đàm phán mà không có sự bảo đảm rằng Tổng thống al-Assad phải từ bỏ quyền lực.
Một vấn đề còn bỏ ngỏ khác sau nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là việc các nhóm đối lập nào sẽ bị liệt vào danh sách khủng bố và sẽ không chịu tác động của thỏa thuận ngừng bắn. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ đề cao nỗ lực của Jordan trong việc đưa ra một "hiểu biết chung" về việc xác định nhóm nào là khủng bố và nhóm nào được phép tham gia đối thoại chính trị.
Trong phiên họp của ISSG tại New York sáng 18-12, các thành viên đã đưa ra danh sách dự kiến của mình về các nhóm được coi là khủng bố tại Syria, nhưng chưa đạt được đồng thuận. Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cho biết có quốc gia đề nghị đưa 10, 15, 20 thậm chí nhiều hơn các nhóm nổi dậy tại Syria vào diện tổ chức khủng bố.
Phiên họp lần thứ 3 của ISSG kết thúc nhưng không có tuyên bố nào được đưa ra. Phiên họp tập trung chủ yếu vào 3 nội dung vẫn còn bất đồng là các nhóm nào tại Syria sẽ bị liệt vào danh sách khủng bố; liệu Hội đồng Bảo an có thừa nhận khối các nhóm đối lập tại Syria đã tham dự hội nghị tại Saudi Arabia tuần trước, và liệu Tổng thống Bashar al-Assad có tiếp tục tại vị cho tới hết nhiệm kỳ hay không./.
Hội nghị tổng kết hoạt động dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2011 - 2015  (19/12/2015)
Cần cập nhật kiến thức mới cho người dân về điều trị viêm gan nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc do bệnh gây ra  (19/12/2015)
Ngân hàng Thế giới thông qua khoản vay 3 tỷ USD cho Ai Cập  (19/12/2015)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ  (19/12/2015)
Kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam  (18/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên