Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện giữa EU với Việt Nam
21:22, ngày 18-12-2015
TCCSĐT - Tại phiên họp toàn thể diễn ra ngày 17-12 ở thành phố Strasbourg, Pháp, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Nghị quyết chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) ký năm 2012 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, với hơn 3/4 số phiếu tán thành.
Nghị quyết hoan nghênh kết quả đổi mới và hội nhập của Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế. Nghị quyết khẳng định sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa EU với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, chuyển từ trao đổi thương mại và viện trợ là chủ yếu sang hợp tác và đối tác toàn diện.
Nghị viện châu Âu nhấn mạnh việc ký kết PCA với Việt Nam thể hiện tầm quan trọng lớn mang tính chiến lược của Việt Nam, đối tác then chốt của EU tại khu vực Đông Nam Á và ASEAN.
Nghị quyết khẳng định PCA sẽ đưa quan hệ EU - Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng, tăng cường hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển cũng như trên các lĩnh vực xã hội, dân chủ, nhân quyền và phối hợp giải quyết các thách thức đối với khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng bày tỏ lo ngại của EP trước các hành động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông, tạo nguy cơ đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định và thương mại quốc tế cũng như những lợi ích cơ bản của EU tại khu vực; đồng thời cũng đe dọa an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường biển trọng yếu đối với thương mại của EU.
Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan tăng cường nỗ lực giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua việc xây dựng lòng tin, đàm phán song phương và khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước năm 1982 của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).
Thượng viện Pháp phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện Việt Nam - EU
Quốc hội Pháp cũng đã có kế hoạch sớm xem xét phê chuẩn PCA vào đầu năm 2016. Nếu được cả hai viện của Nghị viện Pháp phê chuẩn, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu nói chung, giữa Việt Nam và Pháp nói riêng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Trên phương diện quan hệ Pháp - Việt, PCA cùng với quan hệ đối tác chiến lược đã được hai nước Việt Nam và Pháp ký kết vào tháng 9-2013 sẽ góp phần đưa quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới, hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển của mỗi nước./.
Nghị viện châu Âu nhấn mạnh việc ký kết PCA với Việt Nam thể hiện tầm quan trọng lớn mang tính chiến lược của Việt Nam, đối tác then chốt của EU tại khu vực Đông Nam Á và ASEAN.
Nghị quyết khẳng định PCA sẽ đưa quan hệ EU - Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng, tăng cường hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển cũng như trên các lĩnh vực xã hội, dân chủ, nhân quyền và phối hợp giải quyết các thách thức đối với khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng bày tỏ lo ngại của EP trước các hành động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông, tạo nguy cơ đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định và thương mại quốc tế cũng như những lợi ích cơ bản của EU tại khu vực; đồng thời cũng đe dọa an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường biển trọng yếu đối với thương mại của EU.
Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan tăng cường nỗ lực giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua việc xây dựng lòng tin, đàm phán song phương và khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước năm 1982 của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).
Thượng viện Pháp phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện Việt Nam - EU
Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA) đã được Thượng viện Pháp phê chuẩn tại phiên họp ngày 17-12 tại Paris, với 100% ý kiến tán thành.
PCA là Hiệp định khung điều chỉnh quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu thay thế Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. PCA tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam tiếp cận thị trường EU trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác đối tác bình đẳng, lâu dài, ổn định và hợp tác toàn diện. Hiệp định đã được hai bên ký kết ngày 27-6-2012 và sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả các quốc gia thành viên EU phê chuẩn. Quốc hội Pháp cũng đã có kế hoạch sớm xem xét phê chuẩn PCA vào đầu năm 2016. Nếu được cả hai viện của Nghị viện Pháp phê chuẩn, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu nói chung, giữa Việt Nam và Pháp nói riêng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Trên phương diện quan hệ Pháp - Việt, PCA cùng với quan hệ đối tác chiến lược đã được hai nước Việt Nam và Pháp ký kết vào tháng 9-2013 sẽ góp phần đưa quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới, hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển của mỗi nước./.
Hội nghị triển khai Luật Thống kê - hướng tới giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững  (18/12/2015)
Hồ sơ Iran: khép lại nhưng còn những tranh cãi  (18/12/2015)
Thu hẹp khoảng cách phát triển - Ưu tiên hàng đầu của ASEAN  (18/12/2015)
Việt Nam kêu gọi đảm bảo an ninh, quyền con người tại Burundi  (18/12/2015)
Nga và các hồ sơ nóng  (18/12/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên