Báo chí là lực lượng nòng cốt để các phong trào thi đua lớn mạnh
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh đã biểu dương các cơ quan thông tấn, báo chí trong suốt thời gian qua với tinh thần tận tụy, trách nhiệm, bám sát các phong trào thi đua yêu nước trong suốt 5 năm qua và các sự kiện diễn ra tại Đại hội.
Để đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong thời gian tới, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 34, ngày 07-4-2014 của Bộ Chính trị khóa XI, về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Các cơ quan thông tấn báo chí cần khai thác sâu về cách thức tổ chức các phong trào thi đua, như trong phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị”.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo cũng yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí chú ý tuyên truyền công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhằm cổ vũ, động viên phong trào, tạo hiệu quả thiết thực; đặc biệt quan tâm phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, nhân rộng điển hình tiên tiến.
Sau 2 ngày làm việc, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đã thành công tốt đẹp.
Đại hội đã được đón các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các điển hình tiên tiến đại diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - công nghệ,... và các vị khách quý; các thành phần tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, trí thức, thầy thuốc, nhà giáo, nghệ nhân, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học...; đại diện người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có công với Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự, chúc mừng Đại hội và có bài phát biểu quan trọng.
Đại hội đã nghe báo cáo đánh giá tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng 5 năm (2011 - 2015) và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2015 -2020 do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình bày; nghe báo cáo tham luận của các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc của các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các địa phương.
Đại hội đã biểu dương, tôn vinh các điển hình trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và giao lưu với các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 - 2015.
Tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân hưởng ứng phát động thi đua.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà cho biết, trong số 1.800 đại biểu chính thức có 167 đại biểu là cá nhân và đại diện tập thể Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới được phong tặng giai đoạn 2011 - 2015, trong đó cá nhân anh hùng là 20 người.
Đại biểu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc được lựa chọn dự Đại hội từ năm 2011 đến nay là 102 đại biểu. 972 đại biểu điển hình tiên tiến xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, là người trực tiếp lao động sản xuất. 72 đại biểu đại diện tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
186 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 18 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài và 16 đại biểu là người nước ngoài có công đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; 193 đại biểu đại diện tôn giáo, nhân sĩ, trí thức; người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, đại diện gia đình có công với cách mạng, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, người khuyết tật; đại biểu tiêu biểu là các doanh nhân, các nhà hoạt động từ thiện xã hội; các thầy thuốc, nhà giáo, nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các cá nhân được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, các tài năng trẻ, các cháu thiếu niên nhi đồng xuất sắc.
Đại biểu cao tuổi nhất là giáo sư Vũ Khiêu, Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam, năm nay đã 100 tuổi; 5 đại biểu ít tuổi nhất là các học sinh tiểu học, 11 tuổi./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm hai Thứ trưởng  (07/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (07/12/2015)
Saint Petersburg mở rộng hợp tác với các địa phương của Việt Nam  (07/12/2015)
Hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào  (07/12/2015)
Venezuela: Liên minh đối lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử  (07/12/2015)
Thủ tướng phát động Phong trào thi đua cả nước giai đoạn 2016 - 2020  (07/12/2015)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay