Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
Hai bên đã thống nhất tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội, quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiệt liệt chào mừng ngài Yamazaki Masaaki tới thăm Việt Nam mang theo tình cảm tin cậy, hữu nghị và đoàn kết giữa hai nước, hai Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hai nước đang tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh - quốc phòng,...
Vui mừng được tới thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, ngài Yamazaki Masaaki cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của Việt Nam khi Nhật Bản xảy ra động đất vào năm 2011.
Đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam thời gian qua, ngài Yamazaki Masaaki khẳng định Thượng viện Nhật Bản và cá nhân ngài mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa để quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trên tinh thần hợp tác, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Thượng viện Nhật Bản quan tâm, ủng hộ việc triển khai, thực hiện các thỏa thuận cấp cao về kinh tế; thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở mức cao giúp Việt Nam phát triển bền vững, hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực tư pháp, giáo dục, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo nhân lực, công nghệ cao, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn hai nước, hai Quốc hội tăng cường hợp tác, vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, đáp ứng mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước.
Trong hợp tác nghị viện, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Nhật Bản đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong lập pháp, đặc biệt trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Trong thời gian tới, hai nhà lãnh đạo thống nhất tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai cơ quan lập pháp; tăng cường hợp tác giữa các Ủy ban chuyên môn, các nghị sĩ trẻ.
Hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, cũng như trong những vấn đề cùng quan tâm./.
Saint Petersburg mở rộng hợp tác với các địa phương của Việt Nam  (07/12/2015)
Hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào  (07/12/2015)
Venezuela: Liên minh đối lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử  (07/12/2015)
Thủ tướng phát động Phong trào thi đua cả nước giai đoạn 2016 - 2020  (07/12/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay