Việt Nam luôn quan tâm ứng phó biến đổi khí hậu
21:57, ngày 28-11-2015
TCCSĐT - Là một trong những nước dễ chịu tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ ngày 30-11 đến ngày 01-12-2015, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) sẽ được tổ chức tại Paris, Pháp. Đây là một trong những hội nghị toàn cầu lớn nhất trong năm 2015 khi dự kiến sẽ có khoảng 40.000 đại biểu từ khắp thế giới tham dự.
Diễn ra trong bối cảnh các quốc gia đang tăng cường nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trong đó có biến đổi khí hậu, mục tiêu chính của COP 21 là thông qua một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020, gọi là Thỏa thuận Paris 2015. Theo đó các nước cam kết cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1990).
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu các nước không nỗ lực cắt giảm phát thải thì nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4,8 độ C vào cuối thế kỷ này và đây sẽ là thảm họa đối với nhân loại. Khi đó, mực nước biển có thể dâng cao đến 2 m, nhấn chìm nhiều quốc gia đảo nhỏ và các vùng cửa sông, ven biển và đồng bằng trù phú trên Trái đất. Tuy nhiên, do khác biệt về quan điểm và lợi ích nên hơn 20 năm qua, kể từ khi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước UNFCCC) được thông qua vào năm 1992, các nước vẫn chưa đạt được đồng thuận về một thoả thuận mới chi tiết hóa các nội dung của Công ước này.
Bước vào năm 2015, các tác hại ngày càng lớn của biến đổi khí hậu đối với nhân loại và sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã tạo đà thúc đẩy các quốc gia tích cực thương lượng nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu. Do vậy, nếu thỏa thuận toàn cầu này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm đàm phán về khí hậu trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế mới đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với sự tham gia của tất cả các quốc gia thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn, các nước phát triển và đang phát triển.
Phiên họp cấp cao dành cho các nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của Hội nghị COP 21, ngày 30-11-2015. Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ chủ trì phiên khai mạc. Tham gia phát biểu tại phiên khai mạc còn có Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch COP 20 (Peru) và Chủ tịch COP 21 (Pháp).Hiện đã có gần 130 lãnh đạo cấp cao các nước, trong đó có trên 80 Tổng thống, gần 50 Thủ tướng các quốc gia đã khẳng định tham dự và phát biểu tại Hội nghị, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Đức…
Để đảm bảo mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất vào năm 2100 tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các nước cũng đã thể hiện cam kết quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính (INDC). Hiện đã có 150 bản INDC nộp tới Ban thư ký UNFCCC, trong đó có Việt Nam.
Thời gian qua, các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển đã tích cực phối hợp chặt chẽ để hoàn thành Báo cáo INDC của Việt Nam. INDC của Việt Nam nộp ngày 30-9 vừa qua gồm hai hợp phần gồm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước (các hoạt động vô điều kiện) và những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế...
Trong đó Việt Nam cam kết vào năm 2030 sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và 25% nếu nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế; thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm các hoạt động đang được thực hiện, những thiếu hụt trong thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ, các biện pháp thích ứng cho giai đoạn 2021-2030.
Là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và nhận thức được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã từ lâu, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng và đóng góp vào các quá trình đàm phán quốc tế về khí hậu.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn tham dự Hội nghị COP 21 nhằm khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực chung cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhằm thúc đẩy và tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để tìm kiếm nguồn hỗ trợ quốc tế cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Dự kiến, cùng với phát biểu tại Phiên họp cấp cao COP21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đồng chủ trì Đối thoại cấp cao về ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Khu trưng bày Việt Nam trong Trung tâm hội nghị./.
Diễn ra trong bối cảnh các quốc gia đang tăng cường nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trong đó có biến đổi khí hậu, mục tiêu chính của COP 21 là thông qua một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020, gọi là Thỏa thuận Paris 2015. Theo đó các nước cam kết cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1990).
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu các nước không nỗ lực cắt giảm phát thải thì nhiệt độ Trái đất có thể tăng tới 4,8 độ C vào cuối thế kỷ này và đây sẽ là thảm họa đối với nhân loại. Khi đó, mực nước biển có thể dâng cao đến 2 m, nhấn chìm nhiều quốc gia đảo nhỏ và các vùng cửa sông, ven biển và đồng bằng trù phú trên Trái đất. Tuy nhiên, do khác biệt về quan điểm và lợi ích nên hơn 20 năm qua, kể từ khi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước UNFCCC) được thông qua vào năm 1992, các nước vẫn chưa đạt được đồng thuận về một thoả thuận mới chi tiết hóa các nội dung của Công ước này.
Bước vào năm 2015, các tác hại ngày càng lớn của biến đổi khí hậu đối với nhân loại và sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã tạo đà thúc đẩy các quốc gia tích cực thương lượng nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu. Do vậy, nếu thỏa thuận toàn cầu này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm đàm phán về khí hậu trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế mới đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với sự tham gia của tất cả các quốc gia thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn, các nước phát triển và đang phát triển.
Phiên họp cấp cao dành cho các nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của Hội nghị COP 21, ngày 30-11-2015. Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ chủ trì phiên khai mạc. Tham gia phát biểu tại phiên khai mạc còn có Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch COP 20 (Peru) và Chủ tịch COP 21 (Pháp).Hiện đã có gần 130 lãnh đạo cấp cao các nước, trong đó có trên 80 Tổng thống, gần 50 Thủ tướng các quốc gia đã khẳng định tham dự và phát biểu tại Hội nghị, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Đức…
Để đảm bảo mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất vào năm 2100 tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các nước cũng đã thể hiện cam kết quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính (INDC). Hiện đã có 150 bản INDC nộp tới Ban thư ký UNFCCC, trong đó có Việt Nam.
Thời gian qua, các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển đã tích cực phối hợp chặt chẽ để hoàn thành Báo cáo INDC của Việt Nam. INDC của Việt Nam nộp ngày 30-9 vừa qua gồm hai hợp phần gồm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước (các hoạt động vô điều kiện) và những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế...
Trong đó Việt Nam cam kết vào năm 2030 sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và 25% nếu nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế; thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm các hoạt động đang được thực hiện, những thiếu hụt trong thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ, các biện pháp thích ứng cho giai đoạn 2021-2030.
Là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và nhận thức được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã từ lâu, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng và đóng góp vào các quá trình đàm phán quốc tế về khí hậu.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn tham dự Hội nghị COP 21 nhằm khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực chung cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhằm thúc đẩy và tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để tìm kiếm nguồn hỗ trợ quốc tế cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Dự kiến, cùng với phát biểu tại Phiên họp cấp cao COP21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đồng chủ trì Đối thoại cấp cao về ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Khu trưng bày Việt Nam trong Trung tâm hội nghị./.
Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XII của Đảng  (28/11/2015)
Nhiều hoạt động y tế nổi bật trong tuần  (28/11/2015)
ASEAN tôn vinh các doanh nhân và doanh nghiệp xuất sắc  (28/11/2015)
Báo chí ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia  (28/11/2015)
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ đề ra năm 2015  (28/11/2015)
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đà cải cách  (28/11/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên