Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao kinh doanh - đầu tư ASEAN 2015
22:03, ngày 21-11-2015
Hội nghị Cấp cao kinh doanh và đầu tư ASEAN 2015 đã diễn ra trong hai ngày 20 và 21-11, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, tại Kuala Lumpur của Malaysia nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu tham dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị của Thủ tướng Malaysia Najib Razak đánh giá cao sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh của ASEAN, khẳng định ASEAN là một trong số ít các khu vực trên thế giới có tăng trưởng liên tục những năm qua.
Năm 2014, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đạt 4,6% và dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 5,6% trong vòng 4 năm tới. Về đầu tư, năm 2014, khu vực thu hút 136 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu là từ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ và con số này cao hơn FDI của Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia cho rằng các nước ASEAN cần tăng FDI nhiều hơn để duy trì tăng trưởng nền kinh tế, mang lại thịnh vượng và nâng cao mức sống cho người dân; đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng với việc chính thức thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một trong ba trụ cột của Cộng đồng chung ASEAN, vào cuối năm nay, dòng vốn FDI vào khu vực sẽ tiếp tục tăng.
Dự báo, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2050.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về tiến trình và kết quả đạt được trong quá trình xây dựng AEC năm 2015, báo cáo về tình hình hội nhập khu vực, về đầu tư năm 2015, cũng như là các tham luận về giải pháp đầu tư, dịch vụ và thương mại ASEAN, kho dự trữ thương mại ASEAN (ATR), hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS)... Các đại biểu cũng tập trung bàn thảo các biện pháp để đảm bảo rằng AEC với mục đích tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thực sự khởi sắc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú cho rằng phát triển bền vững là một vấn đề ngày càng quan trọng mà Cộng đồng Kinh tế nên chú trọng. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tập trung nhiều hơn vào sự phát triển bền vững, cố gắng ít sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ than đá, và yêu cầu các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải dành thời gian và công sức vào chương trình giáo dục người dân trên toàn ASEAN; đặc biệt là những người tham gia vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về những lợi ích mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại./.
Năm 2014, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đạt 4,6% và dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 5,6% trong vòng 4 năm tới. Về đầu tư, năm 2014, khu vực thu hút 136 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu là từ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ và con số này cao hơn FDI của Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia cho rằng các nước ASEAN cần tăng FDI nhiều hơn để duy trì tăng trưởng nền kinh tế, mang lại thịnh vượng và nâng cao mức sống cho người dân; đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng với việc chính thức thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một trong ba trụ cột của Cộng đồng chung ASEAN, vào cuối năm nay, dòng vốn FDI vào khu vực sẽ tiếp tục tăng.
Dự báo, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2050.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về tiến trình và kết quả đạt được trong quá trình xây dựng AEC năm 2015, báo cáo về tình hình hội nhập khu vực, về đầu tư năm 2015, cũng như là các tham luận về giải pháp đầu tư, dịch vụ và thương mại ASEAN, kho dự trữ thương mại ASEAN (ATR), hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS)... Các đại biểu cũng tập trung bàn thảo các biện pháp để đảm bảo rằng AEC với mục đích tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thực sự khởi sắc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú cho rằng phát triển bền vững là một vấn đề ngày càng quan trọng mà Cộng đồng Kinh tế nên chú trọng. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tập trung nhiều hơn vào sự phát triển bền vững, cố gắng ít sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ than đá, và yêu cầu các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải dành thời gian và công sức vào chương trình giáo dục người dân trên toàn ASEAN; đặc biệt là những người tham gia vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về những lợi ích mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại./.
Mali ban bố tình trạng khẩn cấp 10 ngày sau vụ bắt cóc con tin  (21/11/2015)
Goldman Sachs dự báo đồng USD tăng lớn nhất, đồng euro suy yếu  (21/11/2015)
Củng cố vai trò trung tâm của ASEAN để xây dựng Cộng đồng  (21/11/2015)
Lãnh đạo ASEAN quan ngại sâu sắc diễn biến phức tạp ở Biển Đông  (21/11/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân thăm Hanoi Creative City  (21/11/2015)
Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam  (21/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên