Hội nghị “Định hướng phát triển bền vững cho ngành điện Việt Nam”
19:50, ngày 04-11-2015
TCCSĐT - Ngày 04-11-2015, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội nghị năng lượng với chủ đề “Định hướng phát triển bền vững cho ngành điện Việt Nam”. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương A. Trót-xen-bớc và Giám đốc cao cấp về năng lượng và khai khoáng của Ngân hàng Thế giới A. M. Gioóc.
Theo các đại biểu tham dự Hội nghị, phát triển ít phát thải các-bon có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường trao đổi điện trong khu vực châu Á có thể giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện từ 7% đến 10% mỗi năm cho tới năm 2030. Khi nhu cầu năng lượng gia tăng, Việt Nam cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng hiệu quả và khai thác nhiều nguồn năng lượng khác nhau như than, khí thiên nhiên, gió, mặt trời và thủy điện nhằm bảo đảm nguồn cung cấp điện bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý. Việt Nam cũng cần cân nhắc tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường trao đổi điện trong khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn cần phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Với sự quan tâm đó, cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn ngành điện, hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, bảo đảm cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao”.
Từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ người dân được cấp điện đã tăng từ 54% lên 98%. Trong hai thập niên qua, 10 triệu hộ dân (tương đương với 40 triệu người) đã có điện, chủ yếu thông qua quá trình điện khí hóa nông thôn trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của quốc gia. Rất ít nước trên thế giới có thể đạt được điều này trong một thời gian ngắn và với điều kiện địa hình khó khăn như Việt Nam.
Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới A. Trót-xen-bớc nói: “Việt Nam đã làm tốt việc cung cấp khả năng tiếp cận điện cho người dân với hầu hết 100% dân số có điện. Tiếp cận điện năng song hành với cải thiện hiệu quả vận hành và chất lượng dịch vụ. Vấn đề chính hiện nay là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, khi cùng lúc phải tuân thủ những cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng cơ cấu phát điện, với thủy điện chiếm 42% tổng phát điện, cao hơn nhiều nước trên thế giới. Hội nghị nhấn mạnh việc Việt Nam có thể phát triển hơn nữa các tiềm năng gió và mặt trời, nhưng cần có cải thiện về khung quy định. Tuy nhiên, kể cả khi khai thác tốt tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Một lĩnh vực có lợi ích tiềm năng to lớn là thị trường mua bán điện khu vực.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề phát triển ít phát thải các-bon và liệu Việt Nam có thể tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế mà không tăng phát thải khí các-bon. Theo Báo cáo “Khảo sát con đường phát triển ít phát thải các-bon cho Việt Nam”, dự đoán kịch bản tăng trưởng ít phát thải các-bon sẽ không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và thậm chí về lâu dài có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết luận của Báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở tăng trưởng và môi trường sạch có thể được thực hiện đồng thời và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai.
Bà A. M. Gioóc, Giám đốc cao cấp về năng lượng và khai khoáng của Ngân hàng Thế giới nhận định: “Để bảo đảm bền vững về tài chính cho ngành điện, Việt Nam cần thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả và bảo đảm nguồn đầu tư lớn từ khu vực nhà nước và tư nhân”.
Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện cạnh tranh trong ngành điện và Chính phủ đã đề ra một lộ trình rõ ràng để phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành hoàn chỉnh vào năm 2021./.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn cần phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Với sự quan tâm đó, cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn ngành điện, hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, bảo đảm cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao”.
Từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ người dân được cấp điện đã tăng từ 54% lên 98%. Trong hai thập niên qua, 10 triệu hộ dân (tương đương với 40 triệu người) đã có điện, chủ yếu thông qua quá trình điện khí hóa nông thôn trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của quốc gia. Rất ít nước trên thế giới có thể đạt được điều này trong một thời gian ngắn và với điều kiện địa hình khó khăn như Việt Nam.
Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới A. Trót-xen-bớc nói: “Việt Nam đã làm tốt việc cung cấp khả năng tiếp cận điện cho người dân với hầu hết 100% dân số có điện. Tiếp cận điện năng song hành với cải thiện hiệu quả vận hành và chất lượng dịch vụ. Vấn đề chính hiện nay là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, khi cùng lúc phải tuân thủ những cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng cơ cấu phát điện, với thủy điện chiếm 42% tổng phát điện, cao hơn nhiều nước trên thế giới. Hội nghị nhấn mạnh việc Việt Nam có thể phát triển hơn nữa các tiềm năng gió và mặt trời, nhưng cần có cải thiện về khung quy định. Tuy nhiên, kể cả khi khai thác tốt tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Một lĩnh vực có lợi ích tiềm năng to lớn là thị trường mua bán điện khu vực.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề phát triển ít phát thải các-bon và liệu Việt Nam có thể tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế mà không tăng phát thải khí các-bon. Theo Báo cáo “Khảo sát con đường phát triển ít phát thải các-bon cho Việt Nam”, dự đoán kịch bản tăng trưởng ít phát thải các-bon sẽ không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và thậm chí về lâu dài có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết luận của Báo cáo được đưa ra dựa trên cơ sở tăng trưởng và môi trường sạch có thể được thực hiện đồng thời và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai.
Bà A. M. Gioóc, Giám đốc cao cấp về năng lượng và khai khoáng của Ngân hàng Thế giới nhận định: “Để bảo đảm bền vững về tài chính cho ngành điện, Việt Nam cần thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả và bảo đảm nguồn đầu tư lớn từ khu vực nhà nước và tư nhân”.
Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện cạnh tranh trong ngành điện và Chính phủ đã đề ra một lộ trình rõ ràng để phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành hoàn chỉnh vào năm 2021./.
Quan hệ Việt-Trung tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực  (03/11/2015)
Giới thiệu đồng chí Nguyễn Đức Chung vào chức Chủ tịch UBND Hà Nội  (03/11/2015)
Đại biểu Quốc hội gợi ý nhiều giải pháp cân đối thu chi ngân sách  (03/11/2015)
Họp Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt-Lào lần thứ hai  (03/11/2015)
Mức dư nợ vốn huy động cho đầu tư TP. Hà Nội không vượt quá 150%  (03/11/2015)
Liên kết vùng để tạo sức bật phát triển kinh tế  (03/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên